KHẢO LUẬN VỀ ÔNG PHAN THANH GIẢN - Trang 196

đã đã hợp với thủ tướng nước Pháp vào lúc đó là Druyn de Lhuys- cùng
một bản chất như Chasseloup Laubat- cả hai đã quyết định đảo ngược quan
điểm lập trường trước đây không lâu của họ khi họ cũng đã từng đồng ý về
việc ký kết một hoà ước mới để thay thế cho hòa ước Nhâm Tuất 1862. Họ
đã ra sức kêu gào Napoléon III đừng chú ý gì đến kết quả đàm phán của
đoàn sứ Phan Thanh Giản và yêu cầu Napoléon II vô hiệu hóa những chỉ
thị mà chính họ cũng có tham dự vào để truyền đạt cho Aubaret trong sứ vụ
thương thảo với triều đình Huế. Thêm vào đó dư luận báo chí, ngoại trừ tờ
báo Les Débats, đã bắt đầu thấu rõ là vì quyền lợi thực sự của nước Pháp
đòi hỏi mà lãnh thổ Nam Kỳ hạ phải tồn tại với người Pháp và do đó dư
luận báo chí ở Pháp đã tung ra những bài báo hưởng ứng và cổ động cho
chiến dịch tuyên truyền chính sách thuộc địa của ho. Tại Viện Dân Biểu
của Quốc Hội Pháp, những người có thế lực như Dân biểu Thires và
Lambrecht dù không ngả theo nhưng cũng không tỏ ý chống đối. Hoàng đế
Napoléon III phân vân bất định về nhũng dư luận đồn đãi đang bủa vây tứ
phía. Và rồi, vào cuối năm 1863, một ủy ban nghiên cứu dư luận được hình
thành; mặt khác Chasseloup Laubat cũng được chỉ thị lập một bản tường
trình sự việc trình lên Napoléon III. Ngày 6/6/1864, hoàng đế Pháp liền chỉ
thị cho thủ tướng Druyn de Lhuys thông báo cho Chasseloup Laubat gởi
công hàm cho Aubaret yêu cầu chấm dứt những cuộc điều đình đang tiến
hành tại Huế. Tuy nhiên, vì cách biệt xa xôi, sự chuyển vận thư từ chậm trễ
cho nên khi công hàm của Chasseloup Laubat đến tay Aubaret thì hiệp ước
mới đã được ký kết.
Ngày 4/11/1864, Chasseloup Laubat gởi cho Napoléon III một bản tường
trình dài lưu ý Napoléon III trong khi chờ đợi một tình thế sáng sủa hơn thì
nên trở lại với hòa ước Sài Gòn năm Nhâm Tuất ngày 5 tháng 6 dl
năm1862 . Phiên hợp nội các ngày 10 tháng 11 năm 1864, chính phủ Pháp
quyết định không phê chuẩn hòa ước Aubaret tức là xóa bỏ việc cho triều
đình Huế chuộc lại bằng tiền những lãnh thổ đã thuộc về người Pháp theo
hoà ước Nhâm Tuất 1862 hay nói khác đi người Pháp chỉ thừa nhận hoà
ước Nhâm Tuất 1862 là có hiệu lực chấp hành. Quyết định nầy được gởi đi
Sài Gòn vào ngày 29 tháng 1 năm 1865.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.