mọi phục vụ riêng cho gia tộc của kẻ đang nắm quyền cai trị và vận mạng
đất nước. Tại sao 2 ông Giản và Hiệp lại có tội với nhà Nguyễn? Bởi vì Tự
Đức xem đất nước Đại Nam là tài sản riêng của nhà Nguyễn nhất là những
vùng lãnh thổ ở Nam Kỳ Hạ lại còn có những mối dây ràng buộc tình cảm
đối với họ Nguyễn nói chung và đặc biệt với Tự Đức nói riêng. Phải chi
trên thực tế Tự Đức là một vị minh quân tài đức biết hy sinh đời mình cho
quốc gia dân tộc thì lời tuyên bố buộc tội 2 ông Phan, Lâm của vị minh
quân sẽ trở thành khuôn vàng thước ngọc, một lời hiệu triệu mạnh mẽ để
lôi kéo toàn quân, toàn dân một lòng liều chết chống trả quân xâm lược,
nhưng thật tiếc thay người dân Đại Nam, đất nước Đại Nam vào thời đó
không có được ông vua xứng đáng gọi là minh quân như thế!
BỊ LÊN ÁN LẦN THỨ NHÌ:
Sau khi chịu tiếp kiến phái đoàn sứ Pháp-Tây Ban Nha để nhận hoà ước
Nhâm Tuất đã được Hoàng đế Napoleon III ký chuẩn phê, Tự Đức bằng
lòng trao cho đối phương bản hoà ước Nhâm Tuất do chính tay mình chuẩn
phê, Tự Đức lại đổ tội cho Phan Thanh Giản và Ông Lâm Duy Hiệp cùng
với nhiều người khác và lần nầy kèm theo án phạt trảm giam hậu treo vào
cổ 2 ông Phan, Lâm.
Có một điều đáng lưu ý ở đây là những người bị án phạt phải tự động
làm tờ tự thú chính họ đã bất lực gây ra cớ sự và lạy xin Tự Đức hãy trừng
phạt họ! Nhưng, Tự Đức đâu có độc đoán tự động trách phạt họ! Tự Đức
lại giao xuống cho cơ quan pháp ti chấp án! Bởi vì có như vậy hậu thế mới
thấy được Tự Đức là một ông vua công minh trong vấn đề xử phạt những
kẻ có tội: thật là một ông vua khôn ngoan tột mức! Về việc nầy sách
ĐNTLCB của sử quán triều Nguyễn trong tháng 3 âl năm Quý Hợi (1863)
ghi chép như sau:
Nguyên binh bộ thượng thư lãnh tuần phủ Thuận Khánh la Lâm Duy Thiếp
(Hiệp) mất Bộ lại tâu lên. Vua nói: Duy Thiếp chưa hay lập công chuộc tội,
nhưng nghĩ đến người bầy tôi cũ, gia cấp cho hạng lụa màu và tiền, còn xử
theo tội gì sau sẽ bàn định.
Bọn Đoàn Thọ, Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành tự cho là đi thương
thuyết không được công trạng gì, xin chịu tội. Việc ấy giao xuống cho pháp