KHẢO LUẬN VỀ ÔNG PHAN THANH GIẢN - Trang 226

ra trong mọi thời kỳ người dân Việt Nam chống ngoại xâm nhằm khích
động lòng yêu nước của khối quần chúng. Tuy nhiên, sử sách, cũng như
qua các di vật lịch sử được khai quật từ xưa tới nay, người ta chưa bao giờ
nhìn thấy được hình trạng thực sự của một lá cờ như thế. Có được thấy
chăng những kiểu cờ tưởng tượng như thế thì hiện nay người ta có thể thấy
trong những dịp lễ hội đình đám kỷ niệm hoặc trong những tuồng tích giải
trí biểu diễn trên sân khấu mà thôi.
Thực tế nếu ông Quản Định có nổi giận và thù ghét ông Phan Thanh Giản
thì cũng là một điều hữu lý và tất nhiên vì trước hết ông Giản và ông Hiệp
là thành viên trong tập đoàn cai trị của một triều đình lừa dối, lợi dụng, bội
bạc, dứt tình. Kế đến, ông Giản lại là một một nhân vật chính yếu đã từng
được Tự Đức và triều đình Huế đặc phái đi kêu gọi Trương Định phải
ngưng việc chiến tranh nhưng Trương Định "cứng đầu" bất tuân lệnh vua.
Ông Định càng tức giận hơn khi ông bị lấy lại tước quân hàm Lãnh binh
mà trước đây Tự Đức đã bí mật phong cho ông để mua lòng.
*Có một chi tiết tuy rất nhỏ nhưng lại có thể dùng để cho hậu thế thấy được
ông Giản không có bán đứng những người được sử sách cũ, mới gọi là
quân nghĩa dũng kháng chiến chống Pháp dưới quyền tổng lãnh của Trương
Định:
Phan Thanh Giảng, qui était revenu de Huế avec les légations, avait repris
son poste à Vĩnh Long, dès le 15 Avril (1862), en attendant qu on lui remit
la citadelle; il fit tout ses efforts - au moins en apparence - pour ramener la
tranquilité, mais le quản Định plus actif, plus redouté des populations que
jamais, se jouait de lui et de ses conseils. Suivant une tactique inspirée sans
nul doute par la cour elle- même, ce chef de bande sépara sa cause de celle
des mandarins; il pouvait ainsi sans danger être désavoué par eux, et Phan
Thanh Giảng put écrire à l amiral que ce Định n etait qu un imposteur qu il
fallait mettre à mort, oubliant d indiquer l essentiel: le moyen de le prendre.
(A. Schreiner; sách đã dẫn; trang 250-251)
Tạm dịch:
Từ Huế, Phan Thanh Giản(g) đã trở về nhiệm sở Vĩnh Long từ ngày 15
tháng 4 dl (1862) để đợi được giao trả tỉnh thành ; ông đã cố gắng bằng mọi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.