NQS
Khảo Luận Về Ông Phan Thanh Giản
Chương 32
BỊ LÊN ÁN LẦN THỨ TƯ:
Sau khi Pháp xâm chiếm 3 tỉnh miền Tây và ông Giản tự xử, vào tháng 9 âl
năm Đinh Mão (1867), Tự Đức khiến phủ Tôn nhân và đình thần nghị công
tội Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản. Tự Đức ra dụ chỉ rằng: "Xứ
Nam Kỳ 6 tỉnh, khi đầu bởi tại Nguyễn Tri Phương, tôn thất Cáp, Phạm
Thế Hiển và Nguyễn Bá Nghi liệu phòng không hết sức; khi giữa bởi tại
Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiếp (Hiệp) nghị hòa khinh bỏ; khi sau lại
bởi tại Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ và Ngụy Khắc Đản đi sứ không
được việc gì; khi sau hết lại bởi tại bọn Phan Thanh Giản, Trương Văn
Uyển, Nguyễn Hữu Cơ và Trần Hoán nhơn tuần nhác nhớn nên đến nỗi mất
6 tỉnh ấy. Truyền lập tức nghị tội bọn ấy, dâng lên ta sẽ đoán định". (Sử
Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu (viết tắt SQTCBTY); in dịch ban cấp các
trường học; năm 1925; trang 362).
♠ Đến tháng 11 âl năm Mậu Thìn (1868) đình thần tâu công tội Nguyễn Tri
Phương, Nguyễn Bá Nghi, Võ Trọng Bình. Sớ tâu gồm có 2 tập; 1 tập nghị
xử tội về việc mất 3 tỉnh Nam Kỳ, 1 tập nghị thương công về việc dẹp yên
giặc Bắc Kỳ. Tự Đức cho rằng đình nghị chưa được minh chánh mới sửa
định lại rằng: Tri Phương và Bá Nghi cho khỏi giáng nhưng đình phong
tước; Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp tội "trảm giam hậu đời đời"; Võ
trọng Bình xử trí giặc hàng không xong, cũng đình phong tước.
(SQTCBTY; đã dẫn; trang 370).
Sách ĐNTLCB cho thấy rằng Tự Đức và triều đình đã đổ hết tội lỗi cho
ông Giản về việc để mất 6 tỉnh Nam Kỳ, kết tội: "xét phải tội chết, chưa đủ
che được tội" và
nghị án "truy đoạt lại chức hàm và đục bỏ tên ở bia tiến sĩ, để mãi cái án
trảm giam hậu". (ĐNTLCB; tập XXXI; Hà Nội 1974; trang 269).
♠ Năm 1886, vua Đồng Khánh lại khai phục nguyên hàm cho ông Giản và
khắc lại tên ông ở bia tiến sĩ: cho ông Nguyễn Tri Phương dự thờ trong