ngày 18 ; Cái Bè ngày 20 và 25 ; Rạch Gầm ngày 29 ; Rạch Cả Hòa ngày
30. Quân kháng chiến bị thiệt hại nhiều trong chiến dịch tổng tấn công nầy.
Những người địa phương hợp tác với Pháp để làm việc trong tổ chức hành
chánh cai trị trong các vùng Pháp chiếm đóng đều bị quân kháng chiến giết
chết.
*Quân xâm lược Pháp-Y Pha Nho đánh chiếm Biên Hòa
Quân Pháp khởi sự tấn công đánh chiếm Biên Hòa. Điểm xuất quân có thể
chọn từ 3 nơi:
-1/ từ Thủ Dầu Một,
-2/ từ Sài gòn qua con đường cái quan Sài gòn-Biên Hòa,
-3/ từ Sông Sài Gòn dùng thủy lộ qua con sông Đồng Nai.
Không thể xuất quân từ Thủ Dầu Một vì không có phương tiện để vượt
ngang sông Đồng Nai lại thêm có đồn binh Mỹ Hòa của Đại Nam án ngữ
do đó Bonard chọn 2 đường tiến quân từ Sài Gòn qua đường cái quan Sài
Gòn-Biên Hòa và bằng thủy lộ sông Đồng Nai.
Trước khi ra lệnh tấn công Biên Hoà, Bonard gửi một tối hậu thư đến quân
thứ Biên Hòa. Thư trả lời từ quân thứ Biên Hòa không đáp ứng được những
đòi hỏi của Bonard và do đó Bonard phát hiệu lệnh tấn công vào ngày 14
tháng 12 d.l năm 1861.
-Cánh quân thứ nhứt theo đường cái quan thẳng tiến đến đồn Mỹ Hoà.
-Cánh quân thứ 2 tiếp nối cánh quân thứ 1 để đến thôn Tân Phú.
- Cánh quân thứ 3 do tàu chiến của Pháp ở sông Sài Gòn ra sông Nhà Bè
rồi tiến ngược lên sông Đồng Nai.
-Cánh quân thứ 4 cũng theo thủy lộ để đến thôn Gò Công.
-Các thuyền chiến Renommée, Alarme và Ondine có nhiệm vụ dọn dẹp các
chướng ngại vật trong lòng sông Đồng Nai và cá pháo đồn dọc theo 2 bên
bờ.
Chỉ hơn một tiếng đồng hồ sau khi sau pháo hiệu tấn công, liên quân Pháp-
Y Pha Nho đã chiếm được đồn phòng thủ ở Gò Công.
Bốn pháo đồn trên bờ sông Đồng Nai pháo kích liên hồi lên pháo hạm
Alarme. Cánh quân thứ 3 của Pháp do hạm trưởng Lebris chỉ huy dùng ghe
đổ bộ quân lên bờ tấn công các pháo đồn nầy, quân đồn thú bỏ pháo đồn