trước, lại không có giấy chứng thực của quan nước Phú mà tự tiện đi lại
riêng lén, quan nước Phu xét biết, nhất định đem thuyền ấy phá tan và quân
lính đều bắt giữ trị tội.
- Tỉnh Vĩnh-Long hiện đã về phần sở hữu của nước Phú, nay tạm làm nơi
đóng quân. Nhưng quan quân nước Phú tuy đóng ở Vĩnh-Long, nhưng
phàm việc nào thuộc về nước Nam, do quan nước Nam xử lý, thì quan binh
nước Phú không chen vào kiêm làm, cùng là các việc cấm răn cũng vậy.
Duy nước Nam hiện còn có các quan vâng mệnh dò thám riêng, để thừa cơ
tiến đánh vẫn ẩn nấp ở 2 tỉnh Gia-Định, Định-Tường. Hiện nay đã cho nghĩ
việc binh, lại lập hòa ước, thì nước Nam tất phải cho gọi những bọn quan
viên ấy về, để cho nhân dân địa phương ấy đều được bình an, thì nước Phú
lập tức đem tỉnh Vĩnh-Long giao trả về nước Nam cai quản.
- Phàm sau khi chương trình hòa ước đã lập rồi, quan đại thần 3 nước ký
tên đóng dấu tâu lên. Tính tự ngày ký tên đóng dấu là bắt đầu, hạn trong
một năm thì vua 3 nước coi xem phê chuẩn, rồi giao cho nhau ở tại kinh
thành nước Nam để lưu chiểu>>. (Đại Nam Thực Lục Chánh Biên - Quyển
XXVI; bản dịch đã dẫn; trang 302, 303, 304,305).
*
V/ Tại sao phải đưa ra 3 bản định ước năm Nhâm Tuất (1862) khác nhau từ
3 nguồn thư tịch khác nhau?