KHẢO LUẬN VỀ ÔNG PHAN THANH GIẢN - Trang 83

NQS

Khảo Luận Về Ông Phan Thanh Giản

Chương 18

Lý do của việc bỏ lơ nầy sử sách của triều Nguyễn không nói rõ. Phải
chăng triều đình Huế không phải chỉ có bàn định mà thực ra đã cử người
thay thế hai ông Giản và ông Hiệp trong việc kỳ kèo ngoại giao với người
Pháp nhưng người Pháp ở Sài Gòn không chấp nhận nói chuyện với những
ông sứ thần mới của Tự Đức gởi vào Sài Gòn và để khỏi xấu hổ với hậu thế
chính sử nhà Nguyễn phải cong queo viết rằng việc ấy rồi bỏ lơ đi?
Trên thực tế, nếu quả thực sứ đoàn mới của Tự Đức được đề cử nhằm mục
đích sang gặp hoàng đế Napoléon III của nước Pháp để thưa gởi, khiếu nại
về việc Bonard bắt ép 2 ông Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp nhượng
đất thì lại càng chứng tỏ cho thấy tính cách ấu trĩ, dốt nát bộc phát, lúng
túng trong chính sách đối ngoại của đám triều thần tung hê ở Huế kể cả ông
hoàng đế Tự Đức sáng chói thi văn tao đàn và đầy đạo đức Khổng, Mạnh:
qua mặt Bonard bằng cách tự động dùng mấy chiếc tàu ọp ẹp từ thời Gia
Long để chở đoàn sứ Đại Nam lần mò vượt đại dương sang Pháp? Cách
nầy thì vượt quá khả năng của chính quyền Tự Đức vào lúc đó. Hay là chỉ
còn một cách là cứ gởi đoàn sứ vào Sài Gòn nói thẳng với Bonard rằng ông
ta phải cung cấp tàu biển và thủy thủ chở đoàn sứ Đại Nam sang Pháp gặp
thượng cấp của ông ta là hoàng đế Napoléon III để tố cáo về những việc
làm sai quấy của ông ta trên đất nước Đại Nam? Hỏi như thế tức là đã trả
lời và kiểu cách ghi chép của sử sách nhà Nguyễn "nhưng việc ấy rồi bỏ lơ
" là một sự luồn lách lường gạt, khinh thường hậu thế!

*

Từ khi hòa ước được hai bên ký kết, Tự Đức truyền lệnh cho kháng chiến
cùng với quan binh ở Nam Kỳ nghỉ binh và đòi Trương Định về Phú Yên.
Kháng chiến quân ở 3 tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa không chịu
cầu hòa với quân Pháp, tôn Trương Định làm Đại đầu mục để cầm đầu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.