Chỉ có trong một thế giới lý tưởng, lương hưu sẽ không bị ảnh hưởng bởi các
bong bóng. Lương hưu là các hợp đồng tài chính siêu dài hạn mà các cá nhân hoặc
các chủ doanh nghiệp đóng góp vào một quỹ đầu tư trong một vài thập kỷ và sau đó
nhận trợ cấp có thể trong hai hoặc ba thập kỷ sau đó. Các nhà quản lý lương hưu lẽ
ra phải có khả năng đầu tư dài hạn và có đủ điều kiện để dễ dàng tồn tại sau những
bong bóng bất thường, thậm chí có thể kiếm lợi nhuận bằng cách kiểm soát các bong
bóng đó và dừng lại đúng lúc. Nhưng thực tế không như thế trong một vài năm qua.
Vậy thì ở đây có vấn đề gì?
Vấn đề cơ bản là các công ty lợi dụng bong bóng để “né tránh thanh toán”
,
thay vì góp thêm quỹ lương hưu vào những thời điểm làm ăn thành công, họ lại cắt
giảm các khoản đóng góp. Hành vi này đôi khi còn được khích lệ thêm bởi vì chính
phủ không tán thành các khoản lương hưu “quá mức”. Thường các khoản đóng góp
dưới dạng hưu bổng là một phần của lợi nhuận trước thuế, chính vì thế có thể bị coi
là một dạng của trốn thuế. Ở Hoa Kỳ, vấn đề này càng trầm trọng hơn do chính phủ
đưa ra quyết định “tấn công bất ngờ” vào kế hoạch trả lương hưu từ năm 1998, lần
đầu tiên thu nhập cổ tức bị đánh thuế.
Tất nhiên né tránh thanh toán lương hưu đồng nghĩa với việc lợi nhuận đạt được
cao hơn, vì thế tỷ lệ P/E của cổ phiếu giảm và có thể góp phần vào lạm phát bong
bóng chứng khoán. Tại Hoa Kỳ, các quy tắc kế toán không những khiến việc trốn
thanh toán là điều hoàn toàn có thể, bên cạnh đó còn có thể báo cáo lợi nhuận cao
hơn, đơn giản bằng cách tăng lợi nhuận kỳ vọng của các quỹ hưu bổng hiện tại
.
Trong những năm bong bóng, rất nhiều người dự đoán rằng mức lợi nhuận đầu tư sẽ
tăng tới hai con số mặc dù mức lạm phát tổng thể giảm. Thông thường lạm phát tổng
thể giảm đồng nghĩa lợi nhuận đầu tư cũng giảm theo.
Sau khi thị trường chứng khoán suy sụp, rất nhiều kế hoạch hưu bổng ấn định
thiếu vốn đầu tư nghiêm trọng. Vào tháng 2/2004, sau khi chỉ số S&P 500 tăng trở
lại mức 1.100, các công ty được dự đoán có thể sẽ bị thâm hụt toàn diện khoảng 350
tỷ đô la
. Các công ty Anh phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn hơn, với mức thâm
hụt ước tính vào khoảng 100 tỷ bảng vào cuối năm 2003
. Những năm sau đó,
mức thâm hụt này giảm đi nhờ chứng khoán tăng cao và các công ty đóng góp hưu
bổng nhiều hơn. Tuy nhiên một lần nữa chứng khoán lại bị sụt giảm giai đoạn 2007-
2008 khiến kế hoạch hưu bổng bị đe dọa.
Tính toán mức độ thiếu hụt vốn đầu tư (underfunding) phụ thuộc vào nhiều giả
định khác nhau, mà điều không rõ ràng nhất chính là lợi nhuận của các khoản đầu tư