trong tương lai. Trong giai đoạn bong bóng chứng khoán, mọi người đều rất lạc
quan, từ các công ty tới các nhà quản lý trong chính phủ. Rất nhiều công ty vẫn
muốn duy trì thái độ lạc quan để ít nhất họ có thể trì hoãn các khoản thanh toán phải
thực hiện. Các công ty Hoa Kỳ như thường lệ vẫn cho rằng lợi nhuận thị trường
chứng khoán sẽ vào khoảng 8-10%. Mức lợi nhuận đó không phải không thể đạt
được, và thực tế là có thể với mức thị trường chứng khoán thấp hơn ngày nay so với
trong giai đoạn bong bóng khi đó, nhưng đó vẫn là một con số quá cao.
Trong khi đó, có áp lực ngày càng tăng từ các chuyên gia kế toán và những nhà
quản lý, rằng cần phải dè dặt về mức lợi nhuận kỳ vọng. Điều này một phần cho thấy
sự phản ứng trước bong bóng là tập trung vào việc tính toán một cách thận trọng.
Nhưng theo quan điểm của chính phủ, cũng có một mối lo ngại là nếu các công ty
không đầu tư đầy đủ vào kế hoạch trả hưu bổng và sau đó bị phá sản, cuối cùng
chính phủ sẽ phải cứu trợ những người được hưởng lương hưu bằng tiền của người
đóng thuế.
Lương hưu của các doanh nghiệp Hoa Kỳ được bảo vệ bằng một kế hoạch bảo
hiểm được gọi là Công ty Đảm bảo Phúc lợi Lương hưu (Pension Benefit Guarantee
Corporation – PBGC). Được thành lập vào năm 1974, công ty này đảm bảo các điều
khoản lương hưu cơ bản cho khoảng 44 triệu người Mỹ. Tuy nhiên vào năm 2007,
mặc dù đã thu phí bảo hiểm trong 33 năm nhưng công ty bị thâm hụt lên tới 18,1 tỷ
đô la. Bên cạnh đó PBGC cảnh báo rằng số thâm hụt lương hưu ở các công ty yếu
kém có thể lên tới 73 tỷ đô la
. Các con số này phản ánh tình hình vào tháng 9,
cuối năm tài khóa 2007, thời kỳ xấp xỉ mức đỉnh điểm trên thị trường chứng khoán
trước đợt sụt giảm mới nhất và trước khi xảy ra một cuộc khủng hoảng. Hiện tại tình
hình đang ngày càng trầm trọng.
Tại Anh, sau khi bong bóng sụp đổ, chính phủ đã hình thành một tổ chức mới với
tên Quỹ Bảo vệ Lương hưu (Pension Protection Fund – PPF), tương tự như PBGC
nhằm bảo vệ hơn 18.000 kế hoạch hưu bổng (pension schemes) vẫn đang mở.
Nhưng trước đó, khi chưa có một kế hoạch như vậy, khoảng 60.000 người bị mất
toàn bộ hoặc một phần quỹ lương hưu của họ vào những năm đầu của thế kỷ XXI
khi các công ty bị phá sản với các kế hoạch không được cung cấp đủ vốn. Chính phủ
Anh cuối cùng buộc phải đưa ra một kế hoạch đền bù đặc biệt, nhưng họ chỉ đền bù
một phần
.
Về phía các công ty không cung cấp đủ vốn cho các quỹ lương hưu, có ba phương
án giải quyết. Họ có thể đầu tư nhiều tiền hơn vào quỹ; hay giảm mức lương phải trả