giảm, Hồng Kông đã phải vật lộn trong một vài năm. Vào đầu những năm 1990 sai
lầm của Nhật Bản là hành động quá chậm và quá thận trọng.
Giai đoạn 2001-2003 Cục Dự trữ Liên bang không có bất kỳ hiệp định tiền tệ nào
cần tuân thủ, đồng thời cũng không phải lo lắng về lạm phát giá tiêu dùng. Và Cục
Dự trữ Liên bang quyết tâm không mắc lại sai lầm trong quá khứ. Vào cuối những
năm 1990, thực ra Cục Dự trữ Liên bang đã bắt đầu lo lắng về lạm phát nhưng khi
khủng hoảng xảy ra vào năm 2001, mối quan tâm phải chuyển sang nguy cơ giảm
phát. Trong khi đó, Tổng thống Bush đã thắng cử nhờ cam kết sẽ giảm thuế. Những
cắt giảm này vốn được coi là truyền thống “trọng cung” kiểu Reagan, được đưa ra
nhằm kích thích các doanh nghiệp và tăng trưởng. Nhưng vào đầu năm 2001, khi
Tổng thống George Bush nhậm chức, tính cấp thiết của việc giảm thuế chuyển thành
yêu cầu cần phải khởi động nền kinh tế. Toàn bộ gói kích thích tài khóa (fiscal
stimulus) của chính phủ giai đoạn 2002-2003 rốt cuộc lên tới hơn 3% GDP, mức cao
nhất trong lịch sử.
Đã có lúc dường như gói kích thích khổng lồ này vẫn chưa phải là đủ. Mặc dù
đồng đô la không bị hạn định trong bất kỳ hệ thống ngoại hối nào nhưng nó vẫn luôn
duy trì ở mức cao vào năm 2001, chính vì thế mà tỷ giá không đóng góp gì nhiều
trong việc giải quyết tình hình. Thông thường chính sách nới lỏng tiền tệ hiệu quả
một phần nhờ đồng tiền yếu hơn, nhưng đồng đô la đã phản ứng quá chậm, mãi tới
năm 2002-2003 mới bắt đầu giảm. Trong khi đó, cổ phiếu giảm tới mức thấp kỷ lục
vào tháng 10 năm 2002, phục hồi một chút và sau đó lại giảm xuống mức thấp vào
tháng 3 năm 2003. Vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 khiến cả thế
giới bị choáng váng và dường như đe dọa khả năng phục hồi kinh tế. Cục Dự trữ
Liên bang phản ứng trước cú sốc này bằng cách cắt giảm lãi suất mạnh hơn và từ
năm 2002, nền kinh tế bắt đầu từ từ hồi phục. Tuy nhiên đầu năm 2003 tốc độ tăng
trưởng bị hạn chế do những e ngại về chiến tranh Iraq và giá dầu cao. Bên cạnh đó
mọi người vẫn luôn nghi ngờ về khả năng duy trì hồi phục.
Một vài năm sau đó đã chứng minh những nghi ngờ này là sai. Không chỉ Hoa Kỳ
phục hồi nhanh và mạnh mà cả nền kinh tế thế giới cũng phát triển vượt bậc. Các thị
trường chứng khoán châu Âu đã phải trải qua thời kỳ bong bóng và thời kỳ suy giảm
nghiêm trọng như Hoa Kỳ giai đoạn 1997-2003. Nhưng mặc dù nền kinh tế châu Âu
phục hồi chậm hơn Hoa Kỳ, giai đoạn 2005-2006 châu Âu lại bắt đầu khởi sắc. Tuy
vậy, điều ngạc nhiên lớn nhất có lẽ là tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các nước mới nổi,
đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Chính điều này đã góp phần tạo nên tốc độ tăng
trưởng mạnh mẽ ở Nhật Bản và Đông Á bởi vì cuối cùng các quốc gia này cũng