trường giá xuống lớn nhất ở Hoa Kỳ vào thế kỷ XX, cụ thể là vào những năm 1930
và 1970, thời kỳ mà tỷ lệ P/E giảm xuống mức thấp kỷ lục là dưới 10, trái ngược với
mức 15 vào năm 2002 (theo lợi nhuận kinh doanh). Tuy nhiên các thị trường giá
xuống đó cũng trùng với những vấn đề kinh tế nghiêm trọng, đó chính là thời kỳ
khủng hoảng và giảm phát những năm 1930 và cuộc khủng hoảng nghiêm trọng
những năm 1970 cùng tình trạng lạm phát. Vào năm 2003, khi nền kinh tế và lợi
nhuận tăng trưởng nhanh chóng, đồng thời lạm phát giữ ở mức dương vừa phải, các
nhà đầu tư không có lý do nào phải bi quan.
Tôi cho rằng có hai lý do khiến thị trường siêu giảm giá không tiếp diễn. Lý do
thứ nhất, trái ngược với thời kỳ những năm 1920 và trải nghiệm của Nhật Bản những
năm 1980, bong bóng những năm 1990 tập trung hầu hết vào chứng khoán. Bất động
sản thương mại hoặc nhà ở không tham gia nhiều, bởi vì vào thời kỳ sụt giảm kinh tế
đầu những năm 1990, loại hình tài sản này đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng nên các
nhà đầu tư trở nên cẩn trọng hơn. Giá bất động sản thương mại giai đoạn 2000-2002
tại Hoa Kỳ khá mềm, tỷ lệ cho thuê căn hộ dịch vụ và giá cho thuê đồng thời giảm.
Tuy nhiên sự sụt giảm chỉ ở mức vừa phải và rất ít trường hợp lâm vào tình trạng
cùng quẫn. Hệ thống ngân hàng hầu như không bị ảnh hưởng.
Trong khi đó, giá nhà ở vào thời kỳ bong bóng chứng khoán sụp đổ tăng mạnh do
lãi suất bị cắt giảm nhanh chóng. Chính vì thế, mặc dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng
do bong bóng chứng khoán sụp đổ, tổng mức tài sản của người tiêu dùng vẫn ở mức
cao kỷ lục. Và điều này đóng vai trò quan trọng khi nền kinh tế bị sụt giảm khá nhẹ.
Toàn bộ nguyên nhân của cuộc khủng hoảng ngắn hạn năm 2001 là do các công ty
Hoa Kỳ cắt giảm lượng hàng lưu kho và các khoản đầu tư cố định, đặc biệt là các
khoản đầu tư vào các phần mềm máy tính. Các khoản chi tiêu của người tiêu dùng
tăng mạnh, một phần do giá nhà tăng cao.
Lý do thứ hai khiến bong bóng chứng khoán không gây ra một cuộc khủng hoảng
nghiêm trọng là nhờ các phản ứng chính sách. Vào năm 1931 khi chính sách bị thắt
chặt nhằm bảo vệ Bản vị Vàng
, mức tăng lãi suất đã ảnh hưởng lớn tới nền kinh
tế lúc đó đang trong tình trạng dễ bị tác động và dẫn tới Suy thoái. Cố gắng duy trì
các hiệp định tiền tệ cố định là một sai lầm hay gặp và đáng buồn là thường xuyên bị
lặp lại trong lịch sử tiền tệ. Chính phủ Hồng Kông cũng đã mắc phải những sai lầm
tương tự giai đoạn 1997-1999 khi không chịu từ bỏ việc sử dụng đồng đô la Hồng
Kông làm tiền tệ quy chiếu (với đô la Mỹ) mặc dù giá tài sản giảm mạnh và khủng
hoảng trầm trọng xảy ra. Chính vì thế, giá bất động sản và chứng khoán liên tục