1930. Cuộc khủng hoảng này đã dẫn đến sự chuyển hướng đột ngột của thị trường
nhà đất Anh. Khi việc chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp ở Mỹ đột ngột
ngừng lại thì ở Anh cũng vậy. Bỗng dưng các ngân hàng không thể bán các khoản nợ
thế chấp cho các nhà đầu tư mà phải giữ chúng trong bảng cân đối tài sản của mình.
Năm 2006, khoảng 40% các khoản vay thế chấp được chứng khoán hóa. Từ tháng
8/2007, con số này giảm xuống gần như bằng 0 và đến tận cuối năm 2008, thị trường
này vẫn chưa hoạt động trở lại.
Việc mất đi giải pháp này đối với những người cho vay thế chấp đã là một cú đánh
cực mạnh, tuy nhiên đó cũng chỉ mới là một phần của vấn đề. Cuộc khủng hoảng tài
chính nhanh chóng khiến các ngân hàng cẩn thận một cách quá đáng trong việc cho
vay lẫn nhau và cho vay đối với những người đi vay cuối cùng. Họ lo sợ vì không
biết những khó khăn của thị trường nhà đất ở Mỹ sẽ lan ra đến tận đâu. Khủng hoảng
mau chóng đánh trúng nước Anh khi Northern Rock, nhà cho vay thế chấp lớn thứ 5
ở Anh, bị khủng hoảng do khách hàng đến rút tiền ồ ạt (bank-run). Đầu tiên là những
tổ chức cho ngân hàng vay tiền với số lượng lớn bắt đầu rút tiền ra, tiếp theo đó là
những người gửi tiền nhỏ lẻ, nhận thức rằng tiền gửi của họ có thể bị rủi ro, bắt đầu
xếp hàng để rút tiền ở ngân hàng. Northern Rock gặp khó khăn cơ bản vì nó quá phụ
thuộc vào việc vay tiền từ thị trường bán sỉ để cho vay thế chấp. Nhưng đồng thời,
nó gặp khó khăn cũng do việc người ta nhận thức rằng trong các sản phẩm cho vay
thế chấp của ngân hàng này có những sản phẩm rủi ro một cách bất thường. Một sản
phẩm mà ngân hàng này cung cấp cho phép người ta vay trước một khoản tiền tương
đương 117% giá trị của căn nhà. Chính phủ Anh buộc phải can thiệp bằng cách bảo
đảm cho người gửi tiền và vào đầu năm 2008, quốc hữu hóa Northern Rock khi
không tìm được người mua lại ngân hàng.
Những khủng hoảng ở Northern Rock dẫn đến một hậu quả là sự giảm sút cực
mạnh trong cạnh tranh tín dụng. Các ngân hàng bỏ dần các sản phẩm rủi ro, tỉ lệ cho
vay trên giá trị nhà (loan-to-value ratio) giảm xuống, và việc thẩm định giá trị tài sản
được thực hiện một cách cẩn thận hơn. Nhiều người không còn vay được khoản vay
thế chấp mà họ muốn nữa, hoặc ít nhất là không ở mức lãi suất mà họ mong đợi.
Trong lúc đó cảm tính thay đổi rất nhanh, vì thế kỳ vọng về giá nhà tương lai trở nên
cẩn trọng hơn. Những người mua rút ra khỏi thị trường, một số người đổ xô bán nhà
và giá nhà bắt đầu giảm xuống. Hy vọng rằng khủng hoảng rồi sẽ nhanh chóng qua
đi là sai lầm. Sự phá sản của Lehman Brother vào tháng 9/2008 đã đẩy khủng hoảng
tài chính lên một tầm cao mới và Chính phủ Anh buộc phải cứu trợ trực tiếp một số
ngân hàng lớn khác. Tâm lý người tiêu dùng trở nên khó chịu, nền kinh tế đình trệ