giảm, lãi suất tiết kiệm sẽ tăng lên trong những năm tới, giảm mức chi tiêu tiêu dùng
và giảm tăng trưởng GDP. Suy thoái càng tồi tệ thì lãi suất càng có thể bị cắt giảm
xuống thấp hơn, có thể xuống 0-1%. Mức lãi suất thấp như vậy có thể giúp những
người sở hữu và những người đầu tư nhà đất, nhưng không thể ngăn giá nhà đất
không giảm xuống nữa bởi vì những người mua nhà sẽ phải cố gắng tìm tiền để đặt
cọc. Bảng Anh cũng sẽ yếu đi, làm kích thích xuất khẩu. Nhưng sau thời kỳ bong
bóng lớn nhất trong lịch sử này, sự điều chỉnh sẽ rất lớn.
LIỆU CÓ THỂ TRÁNH ĐƯỢC
BONG BÓNG NHÀ ĐẤT Ở ANH HAY KHÔNG?
Ngăn chặn bong bóng đòi hỏi phải bắt đầu có hành động từ rất lâu trước đây,
khoảng năm 1998-2000. Giá nhà tăng lên đến mức bong bóng trước hết ở London,
lan ra đến Đông Nam sau đó một vài năm, và trải khắp đất nước ở năm 2002-2003.
Một mức lãi suất cao hơn có thể đã hạn chế được bong bóng, nhưng nó lại có nguy
cơ khiến cho tăng trưởng kinh tế thấp hơn và do đó, tỉ lệ thất nghiệp tăng. Và vì lạm
phát giá tiêu dùng chỉ thực sự bắt đầu trở thành rắc rối từ năm 2007, thậm chí với
mức tăng trưởng tương đối nhanh này, tất nhiên người ta sẽ tranh luận rằng việc hy
sinh tăng trưởng để kiểm soát giá nhà đất không phải là điều nên làm. Hơn nữa, tăng
lãi suất lên cao hơn để làm giảm bùng nổ giá nhà đất có thể đã khiến cho đồng Bảng
mạnh hơn so với đồng Euro, khiến cho việc sản xuất còn trở nên tệ hơn. Do đó, rất
dễ nhận thấy tại sao Ngân hàng Trung ương Anh không sẵn sàng đối đầu với bong
bóng nhà đất một cách trực tiếp. Tuy nhiên, nếu như nỗi lo sợ tồi tệ nhất của tôi
thành sự thật và giá nhà đất giảm 50% trong những năm tới, chúng ta có thể nhìn lại
và nói rằng việc đánh đổi giữa tăng trưởng và kiểm soát giá nhà đất nói trên là điều
nên làm.
Tuy nhiên, tôi cho rằng cách tiếp cận tốt hơn là việc hỏi xem liệu các biện pháp
khác ngoài tăng lãi suất có khả năng làm giá nhà đất tăng chậm hơn không. Có thể
nhiều lời cảnh báo nghiêm khắc từ phía những người làm việc trong các tổ chức
chính quyền sẽ làm được điều đó. Các thành viên của Ủy ban chính sách tiền tệ của
Ngân hàng Trung ương Anh, bao gồm cả Thống đốc ngân hàng Trung ương, thường
xuyên đưa ra những lời cảnh báo, nhưng nhìn chung vẫn không có được chút ảnh
hưởng nào. Các bộ trưởng thì hầu như im lặng, chắc chắn là vì họ không muốn hủy
hoại Đảng của họ và việc chống lại sự sụp đổ giá nhà đất cũng không giúp họ được
tái đắc cử.
Hành động mạnh mẽ có thể và có lẽ đã được thực hiện từ ngân hàng trong hoạt
động cho vay. Các cơ quan giám sát ngân hàng đã vài lần cảnh báo việc cho vay quá