Ở Mỹ, cũng như ở Anh, có rất nhiều cuộc tranh luận về những thay đổi trong cấu
trúc cầu nhà đất, liên quan đến nhập cư và mức độ tăng trưởng nhanh của số lượng
hộ gia đình. Việc thế hệ bùng nổ dân số (baby-boomer, những người sinh sau Chiến
tranh thế giới thứ II) sắp đến tuổi về hưu cũng được đưa ra làm một trong những lý
do khiến cho thị trường phát triển mạnh đến vậy. Đồng thời có một làn sóng chuyển
sang kinh doanh nhà đất như là một khoản đầu tư thay thế cho chứng khoán.
Lãi suất tiết kiệm trở nên thấp cũng là một đặc điểm của bong bóng. Nó giảm
xuống 2% ở cuối thời kỳ bùng nổ chứng khoán và giảm xuống nhiều hơn ở những
năm sau đó. Lạm phát giá tiêu dùng giảm bớt trong suốt thời kỳ bong bóng và chính
sách tiền tệ nới lỏng cho đến tận 2006. Lãi suất cho vay thế chấp ở Mỹ bình quân
vào khoảng 7-8% trong suốt hầu hết thập niên 1990, nhưng giảm xuống dưới 6% ở
giai đoạn 2002-2004.
Như thường lệ, các nhà đầu tư mới ồ ạt kéo vào thị trường, chẳng hạn như đầu tư
vào dịch vụ cung cấp những hội thảo về việc làm thế nào để làm giàu bằng nhà đất.
Đồng thời người ta cũng quan tâm nhiều đến cách truyền thông hơn, cũng giống như
ở Anh, với những chương trình TV với dòng tít mời gọi như Flip this House, Double
Agents , hay Property Virgins . Tạp chí Fortune thống kê rằng có đến 86 cuốn sách
về đầu tư bất động sản đã được xuất bản năm 2004.