KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 134

Tuy nhiên, điều mà bong bóng nhà đất ở Mỹ khác so với những nước khác là cách

mà người ta tài trợ cho việc mua nhà. Có lẽ bởi vì ngành tài chính ở Mỹ ít bị kiểm
soát hơn bất kỳ nơi nào khác, hoặc có thể bởi vì văn hóa doanh nghiệp Mỹ năng
động hơn, sự phát triển ồ ạt của các sản phẩm cho vay mới là một phần chủ yếu của
câu chuyện về nước Mỹ. Tất nhiên, cũng chính sự bùng nổ về sản phẩm cho vay mới
này, đặc biệt là sự thất bại của việc cho vay dưới chuẩn đã trực tiếp dẫn đến khủng
hoảng tài chính và trở thành câu chuyện lớn của nền kinh tế thế giới.

BÙNG NỔ CHO VAY MUA NHÀ

Với các ngân hàng, việc bùng nổ cho vay nhà đất đầu những năm 2000 là điều hết

sức tốt đẹp, một nguồn lợi nhuận và tăng trưởng lớn, chỉ có thể so sánh với việc
bùng nổ cho vay các quỹ đầu cơ. Tổng dư nợ thế chấp ở Mỹ tăng hơn gấp đôi từ
2000 đến 2007, từ 4,8 ngàn tỉ lên 10,5 ngàn tỉ USD. Tỉ lệ tăng trưởng hàng năm là
11,8%, bỏ rất xa tỉ lệ tăng trưởng GDP vốn chỉ có 5% trên danh nghĩa. Kết quả là, tỉ
lệ của dư nợ cho vay thế chấp tăng từ 48% của tổng GDP lên 75% năm 2007. Việc
tăng trưởng tín dụng là nguyên nhân, đồng thời cũng là kết quả của việc tăng thu
nhập từ giá nhà đất. Giá nhà tăng, người vay tiền cần ngày càng nhiều khoản vay thế
chấp để mua tài sản, trong khi đó những người đang sở hữu nhà thì tranh thủ lợi thế
giá nhà cao hơn và lãi suất thấp hơn để vay thêm. Nhưng nếu các ngân hàng không
sẵn sàng cho vay, giá nhà không thể tiếp tục tăng. Điều này đã quá rõ ràng ở giai
đoạn 2006-2008 khi các ngân hàng ngưng cho vay.

Tuy nhiên, không phải chỉ có mỗi tốc độ tăng cho vay nhà đất là điều bất thường.

Một điều khác cũng khá nổi bật là cách mà thị trường biến đổi bởi tác động của
những người cho vay mới, những kỹ thuật cho vay mới, ở cấp độ người đi vay và
đến tất cả những yếu tố liên quan đến khoản tín dụng. Ngay bây giờ, người đọc có
thể đã nhận ra rằng đây là một dấu hiệu cổ điển của bong bóng. Những nhà cho vay
mới và những kỹ thuật tín dụng mới thường rất quan trọng bởi chúng phá vỡ những
hàng rào giới hạn mà các cơ quan luật pháp hoặc bộ phận quản lý rủi ro của ngân
hàng đưa ra nhằm ngăn ngừa cho vay quá mức. Ngay cả khi các cơ quan quản lý
nhận thức được vấn đề, họ thường vẫn hành động một cách quá chậm chạp trong
việc ngăn cản các tổ chức tín dụng thực hiện các khoản tín dụng mới. Trong sự kiện
bong bóng ở Mỹ, cơ quan quản lý chính là Cục dự trữ Liên bang Mỹ do Alan
Greenspan làm Chủ tịch lựa chọn giải pháp thận trọng là không can thiệp. Greenspan
chào đón những sáng kiến mới như mở rộng quyền sở hữu nhà cho một nhóm người
và khiến cho rủi ro tín dụng được phân tán. Quan điểm này có thể là sai lầm lớn nhất
của ông ta.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.