KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 15

phớt lờ các khoản lỗ như họ đã làm trong quá khứ. Cụ thể, các ngân hàng phải ghi
trong sổ sách giá trị thị trường của các khoản vay, thay vì cứ coi như chúng cuối
cùng sẽ được trả nợ theo đúng mệnh giá.

Đến tháng 9/2008, giá cổ phiếu của một số định chế tài chính đã giảm xuống thấp

tới mức họ không thể huy động thêm vốn mới. Lehman Brothers là một trong những
định chế yếu nhất, do họ đã liên quan quá nhiều đến các chứng khoán đảm bảo bằng
tài sản thế chấp. Khi Lehman Brothers thất bại trong việc tìm một đối tác để mua lại,
chính phủ Mỹ đã gây sốc cho thị trường bằng việc cứ để cho tập đoàn này phá sản.
Điều này châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng toàn diện, tình hình chỉ dịu bớt khi
các chính phủ trên toàn thế giới nhảy vào và giải cứu những định chế yếu khác, cam
kết sẽ đưa ra khoản hỗ trợ lên tới con số kỷ lục là 3 ngàn tỉ đô la. Nhưng đến lúc đó
thì lòng tin của người tiêu dùng và giới doanh nhân đã sụp đổ và một đợt suy thoái
toàn cầu là điều không thể tránh khỏi.

Ngoài ra, chúng ta còn được chứng kiến một cái vòng luẩn quẩn của việc giảm

đòn bẩy tài chính, khi ngân hàng và các quỹ đầu cơ bán tài sản để trả nợ, còn các nhà
đầu tư cổ phiếu, trái phiếu và các quỹ tương hỗ thì đua nhau tháo chạy trước khi giá
giảm sâu hơn nữa. Thị trường chứng khoán rớt xuống những mức độ từng xảy ra ở
đầu thập kỷ này. Trong khi đó, giá nhà tại Mỹ tiếp tục giảm, tỷ lệ vi phạm hợp đồng
thế chấp tiếp tục tăng, còn các ngân hàng cũng tiếp tục cố gắng huy động thêm vốn
để bù lại các khoản thua lỗ. Ngoài ra, đợt suy thoái đem lại những khoản thua lỗ
mới: ngoài các vấn đề về cho vay thế chấp, nay còn xuất hiện những khoản nợ thẻ
tín dụng, các khoản cho vay thương mại đối với bất động sản, và các khoản vay kinh
doanh khác. Chính sự sụp đổ của thị trường nhà đất Mỹ đã châm ngòi cho khủng
hoảng tài chính, và mức độ sụt giảm của giá nhà đóng một vai trò quan trọng trong
mức độ tồi tệ chung của tình hình.

Thập niên vừa qua cũng chứng kiến các bong bóng nhà đất ở nhiều quốc gia khác.

Giá nhà thậm chí còn tăng cao hơn ở Mỹ tại các nước Anh, Tây Ban Nha, Ireland,
Úc và New Zealand. Những nguy cơ bắt đầu xuất hiện từ năm 2007, và đến nay, tất
cả những quốc gia nói trên đều phải đối mặt với cả sự sụp đổ của bong bóng địa ốc
và sự suy giảm kinh tế nói chung. Các câu chuyện có thể khác nhau về tình tiết,
nhưng về bản chất thì hoàn toàn giống nhau. Đó là việc bùng phát và nổ tung của
bong bóng, làm thiệt hại nền kinh tế và gây thua lỗ cho những chủ nhà, nhà đầu tư
tham gia thị trường khi bong bóng gần lên tới đỉnh điểm.

BONG BÓNG BẤT ĐỘNG SẢN LÀ THỨ TỒI TỆ NHẤT

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.