KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 13

khoá dưới dạng giảm thuế của chính quyền Bush trong các năm 2001 và 2003 đã
thực sự đẩy mạnh đà tăng trưởng. Đúng ra thì Mỹ cũng bị một đợt suy thoái nhẹ vào
năm 2001, nhưng sau một đợt hồi phục chậm chạp thì nền kinh tế lại “bốc” lên vào
những năm 2005-2006. Tuy nhiên, chính việc không chịu ngăn chặn bong bóng
chứng khoán của thập niên 1990 kết hợp với việc giảm lãi suất khi bong bóng này vỡ
đã là nguyên nhân trực tiếp gây ra bong bóng nhà đất sau đó.

Người ta không nên đổi mọi lỗi lầm cho Greenspan về việc áp dụng lãi suất thấp

dẫn tới bong bóng nhà đất. Còn một yếu tố quan trọng khác nữa, mỉa mai thay, đó
cũng là hậu quả của những bong bóng trong quá khứ ở Nhật và khu vực Đông Á.
Sau thời gian bong bóng ở châu Á vào giữa thập niên 1990, việc đầu tư vào kinh
doanh tại đây giảm hẳn và bỗng dưng người ta có một khoản tiết kiệm dôi dư vô
cùng lớn. Các khoản tiết kiệm này được đầu tư vào Mỹ, khiến lãi suất dài hạn và lãi
suất vay thế chấp giảm xuống.

BONG BÓNG NHÀ ĐẤT
Trong suy thoái tại Mỹ, thông thường giá nhà đất sẽ đứng yên trong một thời gian

khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Tuy nhiên lãi suất thấp của Greenspan và hệ luỵ của
cuộc khủng hoảng châu Á đã kéo lãi suất cho vay thế chấp nhà xuống mức thấp một
cách không bình thường. Giá nhà bắt đầu lên từ cuối những năm 1990, tiếp tục gia
tăng 8-10% trong kỳ suy thoái năm 2001, sau đó tăng còn nhanh hơn trong thời kỳ
đỉnh điểm của bong bóng những năm 2004-2006. Tính chung, nhà đất tăng giá 70%
trong 5 năm tính đến tháng 6/2006 (so với mức tăng 40% của giai đoạn 5 năm trước
đó, tính theo chỉ số S&P Case-Shiller). So với mức tăng giá nhà ở một số quốc gia
khác thì con số 70% này cũng không phải là lớn. Nhưng chỉ số lạm phát tính trên chỉ
số giá tiêu dùng trong 5 năm này lại chỉ ở mức 14% mà thôi. Ngoài ra, mức tăng giá
nhà nói trên là con số trung bình trên toàn quốc, nó chưa nói lên được những chênh
lệch kinh khủng hơn nhiều giữa các vùng khác nhau. Một số bang duyên hải đã có
mức tăng giá nhà 100%, trong khi ở các bang miền trung tâm nước Mỹ, nhất là ở
những khu bên ngoài các thành phố lớn, tỷ lệ tăng giá lại rất khiêm tốn.

Đợt bùng nổ giá nhà này chính là động cơ cho tăng trưởng kinh tế Mỹ. Giá nhà

tăng kéo theo sự gia tăng của ngành xây nhà mới, cũng như các ngành liên quan như
cho vay thế chấp để mua nhà, môi giới nhà đất, và trang trí nội thất. Khoảng một
phần ba số việc làm mới tạo ra trong giai đoạn 2003-2006 là có dính dáng tới nhà
đất, bao gồm cả các công nhân xây dựng, đại lý bất động sản, và những nhà môi giới
thế chấp. Tiêu dùng gia tăng do người ta sử dụng các khoản thặng dư về giá nhà để
mua sắm, chi tiêu. Khi trị giá nhà gia tăng, người ta dễ dàng kiếm tiền hoặc vay tiền

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.