đến mức nhà đất có thể được so sánh với một máy ATM khổng lồ. Cùng lúc đó các
ngân hàng phát minh ra hàng loạt loại chứng khoán phức tạp để phân tán rủi ro và
tiếp tục cho vay nhiều hơn nữa.
Bong bóng lên đến đỉnh điểm vào năm 2005-2006 với những đợt đầu cơ địa ốc
điên rồ, đặc biệt là ở Florida và vùng bờ biển phía Tây. Nhưng đến giữa năm 2006,
quả bóng thôi không phình to ra nữa, tuy đất đai ở một số khu vực vẫn tiếp tục gia
tăng trong một thời gian. Thoạt tiên, thị trường lắng xuống, sau đó là hàng loạt báo
cáo xuất hiện về việc giảm giá nhà, việc mọi người hủy bỏ các hợp đồng mua nhà
mới, việc những công ty xây dựng nỗ lực bán tháo các tài sản, và tỷ lệ vi phạm hợp
đồng thế chấp ngày càng tăng khi người vay không thể trả nợ hoặc nhận ra rằng căn
nhà của họ đã bị xuống giá nghiêm trọng. Sự sụp đổ của thị trường địa ốc vươn ra
tầm thế giới vào tháng 2/2007 khi các ngân hàng bắt đầu báo cáo các khoản lỗ do
cho vay đối với những người vay “dưới chuẩn”.
CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
Đầu tiên đây chỉ là cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn, với những khoản lỗ do
cho những người có rủi ro cao vay. Kế đó, thua lỗ xuất hiện ở cả các khoản vay Alt-
A (các khoản vay rủi ro cho những người vay đủ chuẩn), và khi giá nhà tiếp tục giảm
thì vấn đề lan sang cả các khoản cho vay thế chấp đạt chuẩn. Giống như bất kỳ ai
tham gia vào bong bóng nhà đất, các ngân hàng đã giảm các tiêu chuẩn cho vay
xuống đến mức mà khi giá nhà giảm họ sẽ bị thua lỗ nặng nề. Vào tháng 8/2007, một
sự hoảng loạn đã diễn ra khi các ngân hàng thậm chí không dám cho nhau vay tiền,
sợ rằng chính họ cũng không có tiền để trả. Khi khủng hoảng trở nên tồi tệ vào mùa
đông 2007-2008, Cục Dự trữ Liên bang buộc phải giảm mạnh lãi suất và chế ra một
loạt biện pháp hỗ trợ nhằm đảm bảo rằng các ngân hàng không bất thình lình sụp đổ
vì thiếu thanh khoản. Tuy nhiên, với Northern Rock – một ngân hàng cho vay thế
chấp lớn ở Anh, và Bear Stearns, một ngân hàng đầu tư có uy tín ở phố Wall, thì
những biện pháp trên là quá trễ. Chính quyền buộc phải đảm bảo cho hệ thống ngân
hàng tiếp tục hoạt động trong khi nỗ lực điều chỉnh.
Qua năm 2008, khủng hoảng tài chính mang dáng dấp “vỡ nợ” hơn là “mất khả
năng thanh khoản”. Lúc này chính quyền Mỹ đã đảm bảo thanh khoản cho các ngân
hàng thương mại và các ngân hàng đầu tư. Họ cũng thu xếp một sự bảo đảm cho
Freddie Mac và Fannie Mae, hai công ty thống trị nghiệp vụ cho vay thế chấp ở Mỹ.
Nhưng vấn đề đặt ra lúc này là liệu các ngân hàng có đủ khả năng huy động các
khoản vốn mới để bù lại số tiền họ đã mất, hay phải tuyên bố phá sản? Nguyên tắc
kế toán “tính theo giá thị trường” (mark-to-market) khiến các ngân hàng không thể