KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 11

vượng, và thường là gây ra một không khí phấn khởi nói chung ở tất cả mọi người.
Sau khi bong bóng vỡ, nền kinh tế chịu tác động của cú đánh từ cả việc tài sản giảm
sút và bất ổn tăng lên, điều này khiến cho mọi người trở nên thận trọng. Việc chi tiêu
của người tiêu dùng, đầu tư của doanh nghiệp và cho vay của ngân hàng, tất cả đều
bị thu hẹp. Nhẹ nhất thì sẽ có một đợt suy giảm kinh tế vừa phải. Tệ nhất thì điều
này sẽ dẫn đến một đợt suy thoái lớn, như đã xảy ra vào thập niên 1930 ở Mỹ và
thập niên 1990 ở Nhật. Rất nhiều người ngạc nhiên khi thấy những câu chuyện
tương tự như trên lặp đi lặp lại. Phải chăng con người mau quên? Phải chăng họ
không có lý trí? Hay hệ thống tài chính có những khiếm khuyết khiến việc đầu cơ
được khuyến khích? Trong cuốn sách kinh điển về đề tài này năm 1978,
Kindleberger đã buộc phải tranh luận khá dài dòng với những nhà bình luận đương
thời, những người cho rằng thế giới đã thay đổi và bong bóng ít có khả năng xảy ra.

Lập luận của ông ta đã được thời gian chứng minh là đúng

[2]

. Thực sự mà nói thì

bong bóng không chỉ quay lại mà chúng còn trở nên tệ hại hơn. Đợt bong bóng nhà
đất ở nước Anh gần đây kéo dài hơn và giá nhà tăng cao hơn nhiều so với đợt bong
bóng vào những năm 1980, còn sự sụp đổ bong bóng nhà đất ở Mỹ thì đã gây ra
cuộc khủng hoảng tài chính và sự suy thoái kinh tế toàn cầu.

CÁC BONG BÓNG CỦA THẾ KỶ XXI

Bong bóng gây ra thảm họa lớn nhất từ trước đến nay là bong bóng chứng khoán

vào thập niên 1920 tại Mỹ. Sau khi bong bóng này vỡ tung trong cuộc khủng hoảng
phố Wall năm 1929, những ảnh hưởng của giá chứng khoán giảm kết hợp với các
chính sách sai lầm của ngân hàng Trung ương và Chính phủ vào những năm 1930-
1932, đã nhấn chìm thế giới vào một đợt suy thoái nặng nề. Tiếp theo đó là những
hỗn loạn về chính trị, nhất là ở Đức và Nhật Bản, kết hợp với chủ nghĩa bảo hộ mậu
dịch cuối cùng đã dẫn đến cuộc Đại chiến thế giới lần thứ hai.

Sau thảm họa đó, bong bóng ít xuất hiện trong vài thập kỷ giữa thế kỷ XX mãi

cho đến khi những bong bóng nhà đất của thập niên 1980 xuất hiện ở Anh, Bắc Âu
và một vài khu vực tại Mỹ và Canada (nặng nhất là California, Boston và Toronto).
Rồi đến cuối thập niên 1980, ở nước Nhật cũng xảy ra hiện tượng bong bóng, thực
chất là sự kết hợp giữa bong bóng chứng khoán và nhà đất. So với đỉnh điểm vào
năm 1991, giá đất ở Nhật Bản sau đó giảm hơn 90%, còn giá chứng khoán cũng rớt
80%. Thập niên 1990 là một thập niên “mất mát” cho nước Nhật, khi tăng trưởng
kinh tế chỉ đạt mức dưới 1%/ năm còn thất nghiệp thì tăng rất cao. Cuối cùng, chính
quyền Nhật buộc phải cung cấp sự bảo đảm cho mọi khoản tiền gửi vào hệ thống
ngân hàng, chính sách này kéo dài trong vài năm. Mãi đến đầu thế kỷ XXI thì các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.