tin tưởng vào nền kinh tế thị trường và do đó rất miễn cưỡng thừa nhận rằng các thị
trường có thể hành xử không đúng đắn.
Các nhà kinh tế học và chuyên gia tài chính chính thống còn ưa thích Thuyết thị
trường hiệu quả vì một lý do khác. Nó cho phép họ làm việc với một lý thuyết về giá
cả thị trường dễ sử dụng và đưa ra các lý lẽ bào chữa rõ ràng cho các đánh giá.
Chúng ta sẽ trở lại lý thuyết này sau vì theo ý kiến của tôi, nhìn chung nó đã đúng
trong cách tiếp cận về việc thị trường nên được định giá như thế nào. Vấn đề là các
định giá trong thực tế đôi khi lại rời xa và tách biệt những giá trị nói trên!
Tuy nhiên, có một nghịch lý trong cốt lõi của Thuyết thị trường hiệu quả. Nó tranh
luận rằng vì thị trường đang hiệu quả nên không thể kiếm tiền một cách dễ dàng
bằng cách cố gắng đánh bại thị trường. Vậy cách tốt nhất để đầu tư vào cổ phiếu là
mua các chứng chỉ Quỹ Chỉ số Chứng khoán (Index Funds)
, vì xét ở góc độ
trung bình thì các quỹ này sẽ không thể có kết quả kém hơn các Quỹ được quản lý
chủ động (Actively Managed Funds)
. Thật vậy, vì có chi phí thấp hơn nên lúc
nào các quỹ này cũng thường có thành tích tốt hơn đa số các quỹ được quản lý, như
đã được xác nhận trong các bảng thành tích. Nghịch lý là nếu tất cả mọi người đều
tin vào điều này và đều đầu tư vào các quỹ chỉ số chứng khoán thì sẽ không có ai
xem xét các định giá cơ bản để đảm bảo rằng các thị trường vẫn còn hiệu quả.
Theo quan điểm của tôi, các đề xuất “ầm ĩ” của Thuyết thị trường hiệu quả đã góp
phần vào đợt bong bóng cổ phiếu thập niên 1990 thông qua các cuộc tranh luận.
Bằng cách cho rằng thị trường luôn luôn “đúng”, rằng bong bóng không tồn tại, và
rằng cổ phiếu luôn mang lại kết quả tốt trong dài hạn, các nhà lý luận này đã làm
giảm khả năng phán đoán rủi ro của các nhà đầu tư trên thị trường. Trái với những
nhà phân tích đã cảnh báo về một bong bóng tiềm ẩn, không chỉ có một vài người
lập luận rằng “lần này thì khác” do có những thay đổi trong nền kinh tế hoặc trong
công nghệ, mà còn có những nhà lý luận không có tên tuổi bình tĩnh cho rằng dù thế
nào đi nữa thì thị trường cũng không thể đi quá xa giới hạn.
Sau sự sụp đổ của bong bóng cổ phiếu, Thuyết thị trường hiệu quả đã mất đi một
phần sức cám dỗ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các lý luận tương tự cũng
diễn ra trong lĩnh vực nhà ở, nhất là việc cho rằng các lực lượng thị trường có thể
quản lý nhà ở và tài chính nhà đất, thậm chí là khi bong bóng phình to và đòn bẩy nợ
tăng cao. Chúng ta đã xem xét vai trò của các sai lầm về chính sách, đặc biệt là chính
sách tiền tệ quá dễ dàng, và sẽ trở lại chủ đề này. Nhưng nhiều chuyên gia tài chính
và nhà đầu tư đang tìm các cách giải thích khác cho các bong bóng, trong chính các