nhà môi giới đưa ra giá chào bán cao hơn đã cảm thấy rằng giá đã quá cao, nhưng họ
đã bị ảnh hưởng bởi nó một cách rõ ràng và đã không định giá đủ thấp.
Neo tâm lý thường có tác động chống lại các bong bóng bằng cách khuyến khích
nhận lấy lợi nhuận sớm, vì các nhà đầu tư không thể tin rằng thị trường có thể tăng
quá nhiều. Nhưng nó cũng ảnh hưởng đến tâm lý lo sợ hối tiếc (regret aversion)
trong việc khuyến khích các nhà đầu tư tiếp tục duy trì thiệt hại để kỳ vọng vào một
sự hồi phục. Vì vậy, trong các thời điểm bình thường, việc neo tâm lý có thể giúp thị
trường ổn định ở một mức nào đó.
Tuy nhiên, nó có thể bắt đầu tác động một cách khác đi một khi bong bóng được
xác định là đang diễn ra. Từ giai đoạn giữa cho đến cuối của một bong bóng, người
ta thường sẵn sàng mua cổ phiếu hoặc nhà ở, ngay cả khi chúng đắt hơn giá trung
bình trong quá khứ, vì mức giá đó đã ở mức đủ lâu nên nó có vẻ bình thường và dễ
chịu. Ví dụ như trong suốt năm 1998, chỉ số NASDAQ của Mỹ đã dao động mạnh
trong phạm vi từ khoảng 1.400 đến 2.000 điểm. Số điểm này đã gấp hai lần so với
năm 1995, nhưng đến năm 1999, khi lãi suất đã được cắt giảm và lợi nhuận cao hơn,
người dân đã bắt đầu mua vào trở lại, với niềm tin rằng mức giá năm 1998 là một cơ
sở hợp lý. Vì các nhà đầu tư bị neo xung quanh cấp độ này, nên họ cảm thấy lạc
quan hoặc nghe được tin tốt thì sẵn sàng đầu tư thêm, mặc dù giá bán của nhiều cổ
phiếu là gấp 50, 60 lần lợi nhuận hoặc nhiều hơn (và rất nhiều cổ phiếu không có lợi
nhuận gì cả). Điều này giúp giải thích một yếu tố điển hình ở hầu hết mọi bong
bóng: sự tăng giá trong thời gian dài trước các giai đoạn cuối cùng của bong bóng.
Neo tâm lý cũng có thể tác động làm cho mọi người tin rằng lợi nhuận sẽ tiếp tục
theo xu hướng gần đây. Vào năm 1998-1999, chứng khoán Mỹ đã có lợi nhuận hai
chữ số trong nhiều năm, vượt hơn hẳn các hình thức đầu tư khác. Chúng ta có thể kỳ
vọng một cách có lý trí rằng lợi nhuận trong tương lai sẽ cần phải thấp hơn mức
trung bình. Nhưng neo tâm lý khiến mọi người mong đợi các mức lợi nhuận này sẽ
được tiếp tục và các cuộc khảo sát nhiều lần cho thấy rằng mọi người đang kỳ vọng
tiếp tục nhận được lợi nhuận hai chữ số. Cuộc khảo sát về các kỳ vọng về giá nhà
của Mỹ trong Chương 5 đã thể hiện cùng một xu hướng như vừa trình bày.
Các tập thể được gọi là “nhóm những người ngốc” (fools rallies) cũng có thể có
liên quan đến neo tâm lý. Hiện tượng này (khá phổ biến trong giai đoạn cuối của một
bong bóng) xảy ra khi thị trường có một sự phục hồi mạnh mẽ sau khi đã sụt giảm
đáng kể từ giá đỉnh. Đối với chỉ số NASDAQ của Mỹ, điều này đã xảy ra vào mùa
hè năm 2000, khi thị trường sau khi giảm từ 5.000 điểm xuống còn 3.200 điểm, đã