KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 165

có thể làm cho các nhà đầu tư gặp khó khăn hơn trong việc bán ra khi một bong
bóng bắt đầu xì hơi. Vì vậy, khi thị trường bắt đầu sụt giảm, các nhà đầu tư có thể
vẫn duy trì trạng thái, chờ đợi một sự hồi phục. Nói rộng hơn, tâm lý sợ hối tiếc có
thể xuất hiện khi các nhà đầu tư không sẵn lòng thừa nhận rằng họ đã đầu tư ở đỉnh
của bong bóng. Neo tâm lý có ý nói rằng họ không tin sự điều chỉnh sẽ mang lại toàn
những điều tuyệt vời. Họ cảm thấy có thể chịu được giá giảm 10% hoặc thậm chí
20%, mà không nhận ra nguy cơ rằng sau một đợt bong bóng, giá có thể giảm 50%
hoặc đôi khi nhiều hơn nữa. Theo một nghĩa nào đó thì họ vẫn còn bị neo trong một
trạng thái tâm lý bong bóng (bubble mentality).

Hầu hết mọi người đều có xu hướng lạc quan tếu (overoptimistic). Và khi chúng

ta đặt sự quá lạc quan này cùng với sự tin tưởng quá mức trong cùng bối cảnh một
thị trường cổ phiếu đang lên giá thì kết quả của sự kết hợp này là một xu hướng
không chỉ tin rằng thị trường có thể tiếp tục tăng, mà còn là việc tin rằng nhà đầu tư
quá giỏi trong việc chọn đúng cổ phiếu hoặc đúng thị trường. Cộng thêm neo tâm lý,
tức là mọi người bắt đầu xem lợi nhuận hai chữ số là bình thường thì một trạng thái
tâm lý bong bóng sẽ được thành lập một cách dễ dàng. Ở đây lạm phát có thể có một
ảnh hưởng phức tạp vì mọi người không quá giỏi trong việc tư duy với điều kiện
“thực”, như cách mà các nhà kinh tế học đã làm. Họ có xu hướng xem 10% thu được
trong một năm là 10% lợi nhuận, cho dù lạm phát đang ở mức 2% hay 6%, trong khi
6% lạm phát trong thực tế đã làm lợi nhuận chỉ còn một nửa.

Bản năng bầy đàn (herd instinct) là một đặc điểm hành vi rất quen thuộc khác.

Tuy nhiên, nó không chỉ đơn thuần là một xu hướng làm theo những gì mà tất cả mọi

người khác đang thực hiện mà còn là cách tổ chức việc tranh luận một vấn đề.

[79]

Đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp, ở đây còn có một vấn đề đặc biệt, giúp giải
thích lý do tại sao nhiều nhà quản lý quỹ tương hỗ hoặc quỹ bảo hiểm, quỹ trợ cấp
thường cố gắng lướt trên bong bóng hơn là quan điểm ngược lại. Ngay cả khi họ tin
rằng giá thị trường là quá cao thì cùng hành động giống đám đông sẽ an toàn hơn dù
cho sau đó thị trường sụt giảm. Nói chung, mắc sai lầm theo số đông thì vẫn an toàn
hơn là mắc sai lầm cá nhân.

Sự bất hòa hợp trong nhận thức (Cognitive dissonance) là mâu thuẫn về tinh thần

mà mọi người trải qua khi họ nhìn thấy các bằng chứng rằng niềm tin hoặc giả định
của họ là sai lầm. Ví dụ như một nghiên cứu cổ điển đã nhận thấy rằng sau khi chọn
lựa và mua xong một chiếc xe hơi mới, người mua đã chọn lọc tránh đọc quảng cáo
cho các kiểu dáng xe mà họ đã không chọn và bị thu hút vào các mẩu quảng cáo cho

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.