KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 198

Chắc chắn là có một điều gì đó thiếu sót trong cách tiếp cận chính sách truyền
thống?

LIỆU CHÍNH PHỦ CÓ NÊN HÀNH ĐỘNG?

Một quan điểm về bong bóng giá cả tài sản, nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ

nhiều nhà kinh tế học về thị trường tự do, là chính phủ không nên làm gì cả. Các
bong bóng kinh tế và sự phá sản là một đặc tính thông thường của nền kinh tế thị
trường và mọi người cần phải tìm hiểu điều đó. Thà là bị phá sản có mức độ định kỳ
còn hơn là sử dụng các chính sách tiền tệ hoặc các chính sách khác để ngăn chặn nó
và sau đó phải đối mặt với sự sụp đổ lớn hơn. Có thể một sự phá sản sẽ dẫn đến một
cuộc suy thoái, nhưng điều đó sẽ không kéo dài mãi mãi và sau đó các nhà đầu tư sẽ
thận trọng hơn để không mắc phải sai lầm đó một lần nữa, ít nhất là trong một thời
gian.

Theo quan điểm này, điều quan trọng là chính phủ phải ngăn chặn, hay ít nhất là

hạn chế, “sự không ổn định về tài chính” theo sau một đợt giảm giá tài sản. Hình
thức bấp bênh về tài chính gây ấn tượng nhất xảy ra khi một ngân hàng lớn bị phá
sản, kích hoạt một đợt rút tiền hàng loạt ở các ngân hàng khác khi những người gửi
tiền cố gắng rút tiền ra. Trong quá khứ, việc này đã thường xuyên gây ra khủng
hoảng kinh tế do liên quan đến sự mất niềm tin. Nhưng dù có hoặc không có các vụ
sụp đổ được đăng trên trang nhất của các tờ báo thì sự không ổn định về tài chính
cũng có thể xuất hiện dưới hình thức một đợt tấn công vào tín dụng của các ngân
hàng, được gọi là một sự co hẹp tín dụng ( credit crunch ). Khi đối mặt với các lo
ngại về các khoản nợ xấu hiện hữu và quan tâm về triển vọng kinh tế, các ngân hàng
trở nên rất miễn cưỡng đối với việc cho vay.

Vì vậy, theo quan điểm này, nếu giá chứng khoán hoặc nhà ở giảm một cách đột

ngột nhưng các ngân hàng không bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì không cần phải lo
lắng quá nhiều. Có thể có các tác động lên sự thịnh vượng của nền kinh tế, nhưng
những điều này có thể bị kháng cự bởi lãi suất thấp hơn và chính sách tài khóa dễ
dàng hơn. Và nếu các ngân hàng đang bị đe dọa bởi tổn thất phát sinh từ việc giá tài
sản vỡ nợ, thì câu trả lời là phải đảm bảo rằng hệ thống có đủ tính thanh khoản để
ngăn chặn tình trạng hỗn loạn và sau đó là giải quyết từng trường hợp cụ thể của các
ngân hàng bị ảnh hưởng. Nói chung, nếu một ngân hàng đã bị lỗ vượt qua vốn chủ
sở hữu của họ, thì sẽ phải đóng cửa hoặc bị mua lại bởi một ngân hàng khác, hoặc
chính phủ. Có thể có một sự suy giảm về kinh tế nhưng nó sẽ qua đi khá nhanh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.