Vậy còn thiệt hại ở các định chế tài chính khác thì sao? Tàn dư của bong bóng cổ
phiếu những năm 1990 vẫn còn hiện hữu chủ yếu là trong các công ty bảo hiểm và
các quỹ hưu trí, hơn là ở các ngân hàng. Thiệt hại của thị trường có thể tác động lên
sự giàu có của nền kinh tế, nhưng chúng không có vẻ gì là sẽ đe dọa đến toàn bộ hệ
thống. Ví dụ như thiệt hại giữa các công ty bảo hiểm (khi xuất hiện vào năm 2002 tại
Anh và Châu Âu) đã dẫn đến việc chi trả thấp hơn cho các hợp đồng bảo hiểm nhân
thọ hoặc các khoản hưu trí. Nếu tiền trợ cấp của một người giảm 10%-20% hoặc
nhiều hơn, thì đó là một tin tức rất xấu đối với họ, nhưng không phải là một cuộc
khủng hoảng nói chung. Ngược lại, các ngân hàng được phép phá sản có thể đe dọa
toàn bộ hệ thống thanh toán vì ai cũng cố gắng rút tiền ra cùng một lúc và thế là hệ
thống sụp đổ. Nếu bản thân các công ty bảo hiểm đang bị đe dọa phá sản vì có các
khoản nợ cố định, thì chính phủ có thể đảm bảo rằng chúng sẽ được điều chỉnh cơ
cấu vốn – có thể là được một công ty khác mua lại. Thông thường, một công ty bảo
hiểm đi đến bờ phá sản không đe dọa đến cùng các vấn đề mang tính hệ thống như là
một ngân hàng lớn, nhưng nếu điều đó xảy ra, như AIG tại Mỹ vào tháng Chín 2008,
nó cũng có thể được giải cứu.
Về nguyên tắc, cách tiếp cận các bong bóng kinh tế theo trường phái tự do kinh
doanh (laissez-faire) như trên rất hấp dẫn. Các nỗ lực của chính phủ để kiểm soát
mọi việc thường kết thúc trong một mớ hỗn độn các quan điểm chính trị theo nhóm,
tình trạng méo mó của nền kinh tế và thường xuyên là tình trạng tham nhũng. Tuy
nhiên lại có một số điểm trái ngược nghiêm trọng trong thực tiễn. Trước tiên, các
ngân hàng trung ương đã tham gia hoàn toàn vào giá cả tài sản do có vai trò trong
việc thiết lập lãi suất. Thực vậy, như chúng ta đã thấy, lãi suất thường là một phần
của vấn đề trong việc cho phép hoặc khuyến khích các bong bóng phát triển. Đôi khi
các nhà đầu tư có vẻ thoải mái tin tưởng rằng chính sách lãi suất trên thực tế đã phản
ánh lại giá tài sản, nhưng đó chỉ là khi giá giảm. Kỳ vọng này (“quyền chọn
Greenspan”, như chúng ta đã thấy trong Chương 3) có thể có xu hướng khuyến
khích giá cả tài sản tăng cao hơn là ngược lại, nghĩa là đe dọa một sự sụt giảm lớn
hơn.
Thứ hai, bong bóng thường không phát triển mà không bao hàm tình trạng cho
vay quá mức, thường là bởi các ngân hàng. Tuy nhiên, chính phủ điều hành và giám
sát các ngân hàng một cách bao quát, do đó họ cần phải tính đến giá tài sản trong
quy trình này, đặc biệt là vì một đợt phá sản trong giá tài sản có thể đe dọa đến tính
thanh khoản của các ngân hàng. Trên khắp thế giới, khi các ngân hàng sụp đổ trên
quy mô đủ lớn, đe dọa hệ thống hoặc xóa sạch tiền tiết kiệm của một số đông thì