chính phủ các nước gần như cuối cùng luôn lấy tiền thuế của người dân để tái cơ cấu
các ngân hàng đó. Vì vậy, các bong bóng có thể khiến tiêu tốn chi phí về tài chính.
Thứ ba, các chính phủ còn có trách nhiệm đối với các chính sách trợ cấp và hưu
bổng. Họ cần phải đưa ra các quyết định về hứa hẹn tiền trợ cấp của bang là bao
nhiêu và thuế được giảm trên các khoản đóng góp trợ cấp là như thế nào, để tránh
đánh thuế thu nhập hai lần. Cuối cùng các chính phủ có thể cũng sẽ phải đưa tiền
thuế của dân vào, nếu có quá nhiều các chương trình trợ cấp doanh nghiệp bị thất
bại.
Cuối cùng, và có lẽ là quan trọng nhất, khi bong bóng dẫn đến sự phát triển vượt
bậc và vỡ nợ, thì kết quả bất ổn về kinh tế và tài chính có thể rất tai hại. Nền kinh tế
có thể phải đối mặt với một cuộc suy thoái nghiêm trọng và nguy cơ của một cuộc
khủng hoảng nợ, hoặc là một cuộc chiến chống lạm phát nếu có một cố gắng đẩy
mạnh nền kinh tế quá nhiệt tình.
Khi quyển sách trước của tôi ( Bubbles and How to Survive Them ) được xuất bản
vào năm 2004, nhiều người vẫn còn nghi ngờ các luận cứ này. Với các sự kiện trong
hai năm qua, các quan điểm này đang thay đổi và mọi người đang tự vấn liệu có các
biện pháp chính sách nào để ngăn chặn các bong bóng tài sản trong tương lai. Nhưng
những người hay hoài nghi đã nêu ra thêm hai vấn đề khác nữa. Làm thế nào mà các
ngân hàng trung ương có thể giải quyết vấn đề giá cả tài sản cũng như hoàn thành
nhiệm vụ quan trọng nhất của họ là hạn chế lạm phát giá tiêu dùng? Và làm thế nào
các chính phủ có thể biết rõ hơn các thị trường về việc liệu các tài sản có được định
giá hợp lý hay không?
GIÁ TÀI SẢN VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Để hiểu rõ chính sách truyền thống, chúng ta cần phải quay lại nguồn gốc của
cuộc khủng hoảng lạm phát trong thập niên 1970. Tại thời điểm đó, chính sách vẫn
hướng về quan điểm được đồng thuận của Keynes sau chiến tranh là chính sách tiền
tệ và tài khóa năng động nên tập trung chủ yếu vào việc ngăn chặn tỷ lệ thất nghiệp
cao. Tuy nhiên, lạm phát đã dần tăng nhanh và một cuộc tranh luận về chính sách
lớn đã được mở ra giữa “những người theo trường phái Keynes” với “những người
trọng tiền”. Giải pháp ban đầu của những người theo trường phái Keynes là đánh bại
lạm phát bằng các chính sách thu nhập, và không thay đổi gì đối với phần còn lại
trong cách tiếp cận. Tuy nhiên, các chính sách về thu nhập đã thất bại tồi tệ ở hầu hết
các quốc gia và đã phải bị loại bỏ. Dần dần, những người theo trường phái Keynes
cũ đã phải nhường bước cho giải pháp chính thống hiện nay, theo đó mức độ thất