Một cách đơn giản để đánh giá quan điểm của chính sách là loại trừ sự tăng
trưởng GDP danh nghĩa (bao gồm cả tăng trưởng và lạm phát thực sự) ra khỏi lãi
suất liên ngân hàng (xem Biểu đồ 11.1). Khi lãi suất này thấp hơn tốc độ tăng trưởng
GDP danh nghĩa, chúng ta có thể nói rằng chính sách đang được nới lỏng, còn khi nó
cao hơn thì nghĩa là chính sách đang được thắt chặt. Nhìn chung, chính sách của Fed
trong những năm 1990 thường nới lỏng hơn trong thập niên 1980. Chúng ta cũng có
thể thấy rằng chính sách trong suốt thời kỳ 2001-2005 đã rất nới lỏng trong thời gian
dài. Chúng ta hãy xem lại chính sách của Fed trong giai đoạn 1997-1999 và 2004-
2006, khi người ta cho rằng đã xuất hiện những sai lầm.
Chính sách kích thích quá đáng của Fed vào cuối thập niên 1990 phần nào là phản
ứng của họ trước hai cú sốc. Cú sốc thứ nhất là việc quỹ đầu tư Long Term Capital
Management (LTCM) gần như phá sản theo sau vụ mất khả năng trả nợ của Liên
bang Nga vào mùa thu năm 1998. Sự kiện này dẫn đến việc các trái phiếu bị bán ra
với quy mô lớn và sự hỗn loạn trong các thị trường tài chính đe dọa làm tổn hại nền
kinh tế, vì vậy Fed đã khá đúng khi phản hồi một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, sau
đó nó lại chậm thắt chặt chính sách tiền tệ một lần nữa vào năm 1999, có vẻ như vì
lo ngại một cú sốc từ Lỗi Thiên niên kỷ (sự cố Y2K) vào cuối năm. Sai sót này
khuyến khích bong bóng chứng khoán lại được thổi phồng, với chỉ số S&P 500 tăng
từ 1.000 điểm sau cuộc khủng hoảng vào mùa thu năm 1998 lên đến hơn 1.500 điểm
chỉ trong 15 tháng và chỉ số NASDAQ thậm chí còn tăng cao hơn.
Chúng ta đã thảo luận về lãi suất quá thấp trong giai đoạn 2003-2005 và tốc độ
tăng trưởng chậm trong Chương 4. Một phần là do Fed đã tập trung vào những vụ
hỗn loạn gây ra bởi các cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9 và các cuộc chiến tranh
sau đó ở Afghanistan và Iraq. Một phần là do chính phủ rất miễn cưỡng, lo rằng tăng
lãi suất quá nhanh sẽ làm mất ổn định thị trường, như đã xảy ra trong thời kỳ thắt