KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 203

chặt tiền tệ năm 1987 và 1994. Nhưng chủ yếu là nó đã tập trung vào thực tế rằng
tăng trưởng kinh tế còn khiêm tốn, và đặc biệt là lạm phát vẫn ở mức thấp.

Vấn đề “tiến thoái lưỡng nan” của các ngân hàng trung ương là nếu bong bóng

phát triển và sau đó nổ tung thì nó có thể dẫn đến một cuộc suy thoái nghiêm trọng,
làm cho họ rất có khả năng sẽ không đạt mục tiêu lạm phát trong khoảng thời gian từ
hai đến ba năm. Nhưng nếu họ tăng lãi suất để ngăn cản sự tăng trưởng của bong
bóng, trừ phi nền kinh tế đủ mạnh, bằng không họ có thể dập tắt bong bóng và cuối
cùng sẽ kích hoạt vấn đề ban đầu mà họ đang cố gắng ngăn chặn. Và tất nhiên, nếu
nền kinh tế thực sự mạnh mẽ, lúc đầu lãi suất cao hơn có thể ít tác động đến bong
bóng, cho đến khi đột nhiên các kỳ vọng thay đổi một cách rõ ràng. Việc làm xì hơi
bong bóng từng bước một luôn là một việc rất khó khăn.

Các quan chức ngân hàng trung ương đã phải khổ sở do tình trạng tiến thoái lưỡng

nan này, và một số người cho rằng cần thiết phải chống lại bong bóng một cách
mạnh mẽ hơn những gì mà ông Greenspan đã từng cố gắng làm, cả trong lĩnh vực
chứng khoán lẫn lĩnh vực nhà ở. Đôi khi lập luận này đã được diễn tả một cách khéo
léo theo quan niệm chính thống, theo đó nhu cầu không chỉ hướng tới mục tiêu lạm

phát trong một hoặc hai năm tới, mà là trong một cái nhìn dài hạn hơn.

[100]

Tính linh

hoạt này là một bước đi đúng hướng, mặc dù nó vẫn đặt ra các câu hỏi về việc chính
xác thì lãi suất đúng là bao nhiêu và các ngân hàng trung ương nên giải thích lý do
muốn tăng lãi suất khi lạm phát vẫn còn ở mức thấp như thế nào. Nó cũng gây ra băn
khoăn về sự cân bằng của “các quy tắc và sự thận trọng” đối với chính sách tiền tệ.
Các quy tắc rất đơn giản, ví dụ như “mục tiêu 2% lạm phát trong vòng 24 tháng”,
hấp dẫn hơn nhiều so với các phương pháp tiếp cận mơ hồ, và có mâu thuẫn tiềm ẩn,
dài hạn hơn.

Có một phương pháp để giữ cách tiếp cận được quy định chặt chẽ là đưa giá tài

sản vào thước đo lạm phát mục tiêu.

[101]

Về nguyên tắc, điều này sẽ loại bỏ mâu

thuẫn bằng cách đưa cho các ngân hàng trung ương một mục tiêu để đạt tới bằng
một trong những công cụ có sẵn là lãi suất. Tuy nhiên, rất khó để biết được nó bao
gồm tài sản nào và tỷ lệ là bao nhiêu. Hơn nữa, cách hoạt động của giá tài sản có thể
khác nhau về cơ bản so với biểu hiện của giá cả tiêu dùng, đặc biệt là trong suốt các
giai đoạn bong bóng. Do đó, ý tưởng này chưa bao giờ thu hút được nhiều sự chú ý.

CÁC CẢNH BÁO VỀ BONG BÓNG

Trong khi nhiều quan chức ngân hàng trung ương đang thận trọng trong việc

nhắm đến giá tài sản thì một số người khác lại khiếp sợ cả trong việc chú ý đến các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.