là để đưa nhiệm vụ giám sát và điều hành tất cả các định chế tài chính như các ngân
hàng, công ty bảo hiểm, công ty môi giới và nhiều tổ chức khác vào một định chế,
chẳng hạn như Cơ quan Dịch vụ tài chính (Financial Services Authority - FSA) tại
Anh. Tất nhiên FSA có nghiên cứu sâu về việc liệu bong bóng có đang phát triển
không, vì các bong bóng có thể làm tổn hại các định chế mà tổ chức này đang kiểm
soát. Nhưng một lần nữa, nếu một bong bóng đã quá lớn, các nhà điều hành lại lo sợ
là có “báo động nhầm” quá lớn, trong trường hợp đó sẽ thúc đẩy một cuộc khủng
hoảng.
Thậm chí các chính phủ còn ít quan tâm đến các nguy cơ của bong bóng tài sản.
Các cử tri nhìn chung thường thích các đợt bong bóng. Nhiều người hưởng lợi từ các
tình huống này, dù cho nhiều khoản lợi nhuận chỉ là trên giấy và đã biến mất sau đó.
Thật sự là đôi khi người ta oán giận vận may bất ngờ giúp giàu có một cách nhanh
chóng của các nhà đầu tư sớm và các nhà đầu cơ lớn, nhưng cảm giác sợ hãi chống
lại các nhà đầu cơ và các thị trường hầu như luôn xảy ra sau khi một bong bóng đã
vỡ, không phải là trước đó. Các bong bóng nhà ở cũng có các đối thủ của nó, vì
những người trẻ tuổi có thể không đủ tiền tham gia thị trường, còn người nghèo hơn
thì lại bỏ lỡ lợi nhuận. Nhưng nói chung, các chính khách dễ dàng thắng lợi hơn
trong các cuộc bầu cử trong suốt thời kỳ bong bóng, vì người dân cảm thấy giàu có
và nền kinh tế đang phát triển tốt.
Việc thảo luận về các vấn đề khó khăn đang ảnh hưởng tới các cơ quan ổn định
tiền tệ và tài chính dẫn đến ba kết luận. Thứ nhất, sẽ là tốt hơn nếu chúng ta có thể
xác định các bất ổn của thị trường tài sản sớm, trước khi chúng phát triển thành các
bong bóng lớn. Thứ hai, sự nhận diện này có thể cần phải được thực hiện bởi các
chuyên gia độc lập vì ngân hàng trung ương, các nhà hoạch định chính sách và các
bộ trưởng, chưa nói đến những người trong ngành, rất miễn cưỡng trong việc chỉ ra
các bong bóng. Thứ ba, chúng ta cần phải tìm các công cụ khác để kiểm soát bong
bóng hơn là chỉ hoàn toàn dựa vào lãi suất, vì các mục tiêu của chính sách tiền tệ
thường mâu thuẫn.
ỦY BAN ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
Để thảo luận về hai điểm đầu tiên, trong năm 2002, tôi đã đề nghị thiết lập một Ủy
ban Định giá Tài sản (Asset Valuation Committee – AVC).
Mục đích là để thiết
lập một nhóm chuyên gia tài chính có kinh nghiệm cùng nghiên cứu các xu hướng
cơ bản của giá chứng khoán và bất động sản và xác định giới hạn giá hợp lý trong
dài hạn. Ủy ban có thể bao gồm một kết hợp các viên chức ngân hàng trung ương,