KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 207

tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên, ít nhất thì ủy ban đã có thể kiềm chế bong bóng bằng
cách khuyên can một số người mua tiềm năng và cũng có thể làm nản lòng một số
người để họ không đầu cơ quá mức. Tuy nhiên có lẽ tác động chỉ là hạn chế, trừ khi
nó thực sự có sức mạnh. Chúng ta sẽ quay trở lại vấn đề này trong giây lát.

Liệu có thực tế không khi nghĩ rằng một ủy ban có thể đồng ý về thời điểm đưa ra

cảnh báo? Các nhà học thuật về tài chính độc lập thường không đồng ý với nhau về
các đánh giá. Ví dụ như liệu giờ đây thị trường chứng khoán Mỹ nên giao dịch với
hệ số P/E dài hạn trung bình là 15 lần hay là ở một hệ số đặc biệt cao hơn, vốn được
chứng minh bởi tiềm năng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và lạm phát thấp? Vào cuối
thập niên 1990 đã có rất nhiều chuyên gia tài chính tìm được cách chứng minh các
định giá cao của cổ phiếu. Và trong những năm gần đây có nhiều nhà nghiên cứu
đáng kính đã đưa ra các lý do để nhà ở được định giá cao.

Trong chương trước, tôi đã lập luận rằng có những nền móng cơ bản cho việc định

giá và nó có thể chỉ ra các rủi ro nếu một thị trường đang bước vào thời kỳ bong
bóng. Nếu chúng ta lấy phạm vi hệ số P/E cho các cổ phiếu mà tôi đã đề nghị là từ
10 đến 20, thì nó đã hoạt động như thế nào trong đợt bong bóng chứng khoán thập
niên 1990? Một cảnh báo màu hổ phách sẽ được công bố khi hệ số của thị trường
Mỹ vượt quá 20 lần thu nhập, như đã xảy ra vào cuối năm 1996, đúng vào thời điểm
Alan Greenspan cảnh báo về “sự hồ hởi phi lý trí”. Và lời cảnh báo màu đỏ sẽ xuất
hiện nếu hệ số thị trường vượt quá 25 lần vào đầu năm 1998 (một cấp độ thị trường
chưa từng diễn ra trước đó). Cảnh báo màu hổ phách sẽ có khi chỉ số S&P 500 là
700 điểm, trong khi cảnh báo màu đỏ sẽ xuất hiện khi chỉ số này là 1.100 điểm.

Nếu các nhà đầu tư lưu ý đến các cảnh báo này thì họ có thể đã ngăn chặn được

chỉ số này tăng vọt lên đến đỉnh hơn 1.500 điểm trong năm 2000, trước khi quay lại
800 điểm vào năm 2002. Các thái cực của bong bóng lẽ ra đã được loại trừ. Và các
nhà đầu tư cá nhân và các ủy viên của quỹ hưu trí lẽ ra đã nhận được các cảnh báo rõ
ràng về “sức khỏe” thị trường. Khi chỉ số quay lại mức 1.100 vào cuối năm 2003,
nếu chuyển đổi sang trái phiếu dựa trên cảnh báo màu hổ phách có thể đã mang lại
lợi nhuận tốt hơn trong tám năm, trong khi nếu chuyển sang tiền mặt hoặc trái phiếu
vào năm 1998 thì có thể sẽ có siêu lợi nhuận. Chỉ số S&P 500 lại sụt giảm khỏi mức
1.100 một lần nữa vào năm 2008, cho thấy bong bóng vào cuối thập niên 1990 đã
thực sự nghiêm trọng như thế nào.

Hay chúng ta thử xem xét các bong bóng trong giá nhà ở. Nếu có, các cảnh báo ở

Mỹ vào năm 2004 (màu hổ phách) và đầu năm 2005 (màu đỏ) đã ngăn giá nhà ở
tăng lên mức rất đắt đỏ trong giai đoạn 2005-2006 và đã ngăn chặn một đợt bong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.