bong bóng. Họ lo sợ rằng một ngày kia các thị trường sẽ có những đợt bán ra mạnh
và họ không muốn khuyến khích điều đó, cả với vai trò một ủy ban hay vai trò cá
nhân. Thay vào đó, họ có khuynh hướng cầu nguyện, hi vọng rằng có lẽ thị trường
biết được điều gì đó mà họ không biết, hoặc rằng bong bóng sẽ nhẹ nhàng xì hơi như
thường gọi là “hạ cánh an toàn” hiếm có.
Một lần nữa ở đây lại xuất hiện những điều tôi xem là một sự chỉ trích có lý về
cách tiếp cận bong bóng của Chủ tịch Fed Greenspan. Sau bài nói chuyện về “sự hồ
hởi phi lý trí” (irrational exuberance) vào năm 1996, khi chỉ số S&P 500 đứng ở
mức 650 điểm, ông ấy đã bỏ qua vấn đề này ngay cả khi giá chứng khoán vọt lên
đến 1.500 điểm. Có thể ông ấy sợ sẽ làm nổ tung bong bóng, mặc dù các bài nói
chuyện của ông trước đó và từ lúc đó đã nhấn mạnh nhiều hơn vào vấn đề biết được
khi nào thì thị trường ở vào giai đoạn bong bóng. Ông Greenspan không bao giờ
cảnh báo về bong bóng nhà đất trên quy mô quốc gia, có vẻ như tin rằng nó đã được
kiềm hãm ở một vài khu vực.
Tất nhiên, các cảnh báo có thể không tác động nhiều. Chắc chắn là cảnh báo của
ông Greenspan năm 1996 cũng vậy. Và cảnh báo được lặp lại nhiều lần của Ngân
hàng Dự trữ Úc về bong bóng giá cả nhà đất năm 2002-2003 dường như cũng chỉ có
tác động hạn chế. Có vẻ như các cảnh báo cần phải được hỗ trợ bằng những thay đổi
về lãi suất hoặc các biện pháp chính sách khác. Vào cuối năm 2003 và đầu năm
2004, khi sức mạnh của nền kinh tế Úc khiến Ngân hàng Dự trữ tăng lãi suất thì sự
kết hợp của các cảnh báo và lãi suất cao hơn đã làm dịu thị trường nhà ở. Ngân hàng
Trung ương Anh cũng đã cảnh báo một cách mạnh mẽ vào giữa năm 2004, và cùng
với sự tăng trưởng lãi suất, giá nhà ở cũng đã chựng lại trong một thời gian. Nhưng ở
cả hai quốc gia, giá nhà lại hồi phục một lần nữa trong giai đoạn 2006-2007, đạt đến
các mức giá cao mới.
Cũng như việc kiểm soát lạm phát, các ngân hàng trung ương cũng thường xuyên
chịu trách nhiệm về sự ổn định tài chính tổng thể, đôi khi được gọi là sự ổn định vĩ
mô hoặc sự giám sát vĩ mô để phân biệt khỏi vai trò riêng biệt của việc giám sát các
định chế riêng biệt. Một lần nữa, những người chịu trách nhiệm về sự ổn định tài
chính có thể rất miễn cưỡng thu hút sự chú ý tới các bong bóng. Hy vọng rằng phía
sau hậu trường, họ có thể tác động đến các ngân hàng để làm chậm tín dụng. Chúng
ta sẽ quay trở lại điểm này dưới đây. Nhưng các nhà đầu tư cũng không thể mong
đợi được nghe những lời cảnh báo từ nguồn này.
Trong những năm gần đây, hầu hết các nước đã tách việc kiểm soát và giám sát tài
chính ra khỏi chức năng của ngân hàng trung ương. Và xu hướng ngày càng tăng này