nghiệp được xác định bởi các yếu tố về cấu trúc trong dài hạn và tập trung hoàn toàn
vào chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát.
Bây giờ chúng ta sẽ đối mặt với một môi trường mới. Trong khi lạm phát thông
thường đã dần trở thành một vấn đề nhỏ, thì tính không ổn định của giá tài sản và sự
bất ổn về tài chính đã nổi lên thành các vấn đề quan trọng.
Tuy nhiên, chính sách
truyền thống đã bắt nguồn sâu xa từ việc chống lạm phát chính thức của vài thập kỷ
qua, vốn chú ý một cách rất hạn chế đến giá tài sản. Theo quan điểm của tôi, chính
sách tiền tệ cần phải được điều chỉnh. Cụ thể là trong tương lai, các ngân hàng trung
ương sẽ cần dựa vào đó nhiều hơn để chống lại các bong bóng đang xuất hiện.
Giá tài sản tác động đến lạm phát và tăng trưởng theo nhiều cách khác nhau. Nếu
giá tài sản cao và đang tăng thì tăng trưởng kinh tế có khả năng được hỗ trợ nhiều,
cuối cùng sẽ dẫn đến lạm phát cao hơn, khi thị trường lao động trở nên chật hẹp hoặc
tỷ lệ sử dụng nguồn lực đặc biệt tăng cao. Do vậy, có một trường hợp rõ ràng rằng
lãi suất sẽ cao hơn khi giá tài sản đang tăng cao và nền kinh tế đang mạnh, mặc dù
lạm phát hiện tại được kiểm soát tốt. Tương tự, nếu giá tài sản đang giảm và nền
kinh tế yếu đi, thì việc cắt giảm lãi suất là thuốc giải tốt nhất cho cả hai, và giá tài
sản phục hồi sẽ giúp củng cố sự phục hồi kinh tế và ngược lại. Như vậy, trong những
trường hợp này không có mâu thuẫn giữa chính sách tiền tệ nhằm quản lý lạm phát
và chính sách nhằm kiểm soát giá cả tài sản.
Tuy nhiên, chúng ta cần làm gì khi lạm phát đang đạt đến hoặc thấp hơn mục tiêu
và nền kinh tế tương đối yếu hoặc đang phát triển tốt, trong khi giá tài sản đang tăng
mạnh? Chính sách truyền thống cho thấy rằng ngân hàng trung ương nên bỏ qua giá
tài sản vì lãi suất tăng cao có thể làm tổn hại nền kinh tế. Đây là tình trạng của nền
kinh tế Mỹ trong phần lớn thập niên 1990 và một lần nữa trong giai đoạn 2003-2007.
Trong thập niên 1990, Fed gần như chắc chắn giữ lãi suất ở mức thấp. Người ta rất
dễ chỉ trích khi sự đã rồi, nhưng quả thật ngay tại thời điểm đó, tôi và nhiều nhà bình
luận khác cũng đã lập luận như vậy. Sự kết hợp của một nền kinh tế mạnh và giá cổ
phiếu trên mây chắc chắn đã chỉ ra sự cần thiết phải có một lập trường hạn chế và
thắt chặt hơn.
Hơn nữa, xu hướng tăng trưởng rõ ràng của nền kinh tế, từ khoảng
2,5% lên đến 3,5% hàng năm, cũng đã cho ra ý kiến như vậy vì đã ngụ ý rằng lãi
suất “trung bình” nên cao hơn.