chính phủ là phương pháp tiếp cận truyền thống, nhưng họ cũng có thể mua trái
phiếu hoặc tín phiếu của khu vực kinh tế tư nhân, trái phiếu nước ngoài hoặc thậm
chí là chứng khoán. Mục đích là để bơm tiền mặt vào nền kinh tế và làm giảm lợi tức
càng xa đường cong lợi tức càng tốt. Tất nhiên, điều này bắt đầu có thể trông giống
như một hành động hỗ trợ giá tài sản; mà theo một nghĩa nào đó thì đúng là như vậy.
SỰ LỰA CHỌN: XÓA NỢ, GIẢI CỨU HAY LẠM PHÁT
Cuối cùng thì các đợt khủng hoảng tài chính, sự bất ổn về tài chính và lạm phát
cũng đã gắn liền với nhau. Khi có quá nhiều nợ tư nhân trong nền kinh tế, sự suy
giảm trong giá tài sản sẽ làm phần “nợ trội ra” (excess debt) nói trên gặp rủi ro và
khiến cho hệ thống ngân hàng lâm nguy. Chỉ có ba cách để thoát khỏi tình trạng này:
xóa nợ, giải cứu hoặc chấp nhận lạm phát. Xóa nợ – nợ được giảm thông qua sự kết
hợp của phá sản và các doanh nghiệp cũng như hộ gia đình trả hết nợ vay – là một
quá trình rất đau khổ, gần như luôn luôn làm cho nền kinh tế yếu kém đi. Hiện nay
các chính phủ thường cố gắng ngăn chặn việc này, và chỉ cần bản thân chính phủ
không có quá nhiều nợ thì nó có thể chỉ cần giải cứu các khoản nợ tư nhân, nhận lấy
các nghĩa vụ của họ và biến chúng thành nợ của chính phủ, sẽ được trả dần qua tiền
thuế theo thời gian. Nhìn chung đây là giải pháp mà chính phủ các nước châu Á đã
dùng sau đợt bùng nổ bong bóng ở Nhật Bản và Đông Á. Đây cũng là hướng đi mà
châu Âu đã nhanh chóng thực hiện khi có khủng hoảng trong năm 2008. Chính phủ
Mỹ thấy khó khăn khi đi theo hướng này, bất chấp các bài học từ cuộc Khủng hoảng
năm 1930. Xu hướng gắn bó với các giải pháp thị trường và cho phép các doanh
nghiệp thất bại được phá sản là rất mạnh mẽ đối với Mỹ. Hơn nữa, còn có một sự
kháng cự rộng rãi đối với việc dùng tiền nộp thuế để giải cứu “các đại gia ngân hàng
Wall Street béo ú”, như chúng ta đã thấy. Quyết định cho phép Lehman Brothers phá
sản trong tháng 9/2008, thay vì hỗ trợ giải cứu bằng tiền của chính phủ như đã làm
với Bear Stearns trong tháng 3/2008, chỉ có thể được hiểu theo nghĩa này. Chỉ có sự
hỗn loạn được tạo ra bởi quyết định đó mới buộc Mỹ chấp nhận sử dụng tiền thuế
một cách tích cực.
Nếu chính phủ các nước không chọn giải pháp “giải cứu”, hoặc nếu giải pháp cho
phá sản là quá đau thương thì cách duy nhất còn lại là chấp nhận lạm phát, trong đó
cho phép người đi vay được xóa nợ, nhưng có nghĩa là người gửi tiền chỉ được trả
một khoản có giá trị thấp hơn. Điều này có thể là một phần giải pháp cho cuộc
khủng hoảng hiện tại, ít nhất là đối với một số quốc gia. Các cắt giảm triệt để trong
lãi suất hoặc các biện pháp bơm thanh khoản cho nền kinh tế có thể dẫn đến lạm
phát về sau. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, sự suy giảm kinh tế có khả năng mang đến