cánh cuối cùng”, cho vay không điều kiện với mọi ngân hàng đang gặp khủng hoảng
về thanh khoản để các vấn đề của nó không dẫn đến một cuộc hoảng loạn chung.
Bài học này đã bắt nguồn tại nước Anh từ rất lâu, vào năm 1866 sau cuộc khủng
hoảng Overend Gurney, là cuộc khủng hoảng tài chính có hệ thống sau cùng ở Anh
cho đến tận năm 2007-2008.
Trong thập niên 1930, Cục Dự trữ Liên bang đã
thất bại trong việc ngăn chặn các vấn đề về hệ thống ngân hàng, một phần là do chế
độ bản vị vàng khiến cho việc cắt giảm lãi suất rất khó khăn, nhưng cũng là vì họ
phản ứng quá chậm. Bài học này đã được đúc kết một cách muộn màng và trong lịch
sử gần đây, có đôi lần Fed đã nhanh chóng chuyển sang việc tạo niềm tin cho thị
trường, đáng chú ý là vào năm 1987 (sau khi thị trường chứng khoán sụp đổ), năm
1998 (sau sự thất bại của LTCM), và năm 2001 (sau các cuộc tấn công khủng bố
ngày 11/9). Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng năm 2007-2008 đã nghiêm trọng hơn và
kéo dài hơn mọi giai đoạn khác. Hơn thế nữa, nó đã kéo tất cả các ngân hàng trung
ương chính trên thế giới vào các hoạt động hỗ trợ thanh khoản. Thoạt tiên các ngân
hàng trung ương cố gắng cứng rắn đối với các ngân hàng đang tìm kiếm thanh khoản
bằng cách đòi hỏi phải có thế chấp cụ thể hoặc tính phí rất cao, nhưng cuối cùng tất
cả các ngân hàng trung ương đã phải tham chiến. Khi cuộc khủng hoảng tiếp tục,
một loạt các “cửa sổ” thanh khoản mới được giới thiệu, để bù đắp cho các định chế
và kỳ hạn khác nhau, và số tiền dư nợ trên khắp thế giới đã đạt đến hàng nghìn tỷ
USD. Tuy nhiên, bản thân sự hỗ trợ thanh khoản không thể kết thúc một cuộc hoảng
loạn nếu thật sự có các vấn đề về thanh khoản. Cần có các biện pháp khác nữa.
Bảo hiểm tiền gửi là một cách khác để hạn chế rủi ro của cuộc khủng hoảng hệ
thống ngân hàng. Tuy nhiên, trong một cuộc khủng hoảng lớn thì các kế hoạch như
vậy thường không đủ toàn diện hoặc thiếu tiền để làm cho mọi người bình tĩnh trở
lại. Do vậy, có thể là các chính phủ cần cung cấp một gói bảo lãnh tiền gửi. Trong
tháng 10/2008, nỗi lo ngại của người gửi tiền ở Châu Âu đã dẫn đến gói bảo lãnh tại
Ireland, sau đó là Hy Lạp, Đức và nhiều nước khác. Tuy nhiên, một gói bảo lãnh chỉ
ngăn chặn một đợt rút tiền hoảng loạn nếu người dân còn tin tưởng vào độ tin cậy tín
dụng của chính phủ, một vấn đề mà Iceland đã nhanh chóng phải đối mặt, nhưng đó
cũng có thể là một mối đe dọa cho các quốc gia khác.
Nếu việc cung cấp thanh khoản và bảo đảm cho các khoản tiền gửi không đủ để
ngăn cản một đợt hoảng loạn trong hệ thống, vấn đề khi đó sẽ là khả năng trả nợ
(solvency). Trong quá khứ, các ngân hàng đôi khi cũng mất khả năng chi trả mà
không tạo ra các vấn đề lớn. Không có các đợt hoảng loạn vì người dân tin rằng các
ngân hàng sẽ tìm ra cách thoát khỏi mớ bòng bong thông qua lợi nhuận mới, và