KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 214

Tổng hợp các điều này với nhau, tất cả các biện pháp vi mô được miêu tả trên đây

có thể có một số tác động, đặc biệt là nếu chúng được hỗ trợ bởi các cảnh báo mạnh
mẽ từ Ủy ban Định giá Tài sản. Tuy nhiên, chúng cũng cần phải được thực hiện một
cách nhanh chóng và dứt khoát vì các đợt bong bóng có thể xuất hiện trong một
khung thời gian khá ngắn, ít nhất là so với tốc độ phản hồi thông thường của chính
phủ.

Một câu hỏi đáng đặt ra là liệu chính phủ có thực sự có khả năng sử dụng những

biện pháp này cho dù đang phải chịu các áp lực về chính trị hay không. Khi giá tài
sản tăng cao, các biện pháp thận trọng để kiềm chế nó thường sẽ không được ưa
chuộng, do đó, thật sự chính phủ có thể rất miễn cưỡng. Dù sao thì cũng cần phải có
thời gian dài để triển khai nhiều biện pháp. Vào lúc các biện pháp đang được triển
khai, thị trường có thể đã tăng lên cao hơn và bước vào giai đoạn nguy hiểm.

Câu trả lời cho việc này là một lập luận tương tự với lập luận rằng các ngân hàng

trung ương độc lập kiểm soát chính sách tiền tệ. Một AVC sẽ cần phải được độc lập
tương tự, và mọi hành động chính sách dựa trên đánh giá của nó cũng phải tự chủ và
không tùy thuộc vào can thiệp của chính phủ. Cũng như các ủy ban chính sách tiền
tệ trực tiếp kiểm soát lãi suất, AVC có thể cần phải trực tiếp kiểm soát các yêu cầu
về vốn đầu tư và dự trữ. Hoặc ít nhất là các cấp chính quyền kiểm soát ủy ban phải
được yêu cầu trực tiếp xem xét các quan điểm của AVC.

Nếu giá tài sản đang giảm thì có rất nhiều áp lực chính trị buộc phải can thiệp, đặc

biệt là nếu việc giảm giá ảnh hưởng đến quá nhiều người. Sự dân chủ hóa trong việc
nắm giữ tài sản được thảo luận trong quyển sách này cho thấy rằng trong thế kỷ XX
quả thật có một áp lực chính trị đòi hỏi phải đặt ra giá sàn. Một sự sụp đổ thị trường
gần như không còn dẫn đến sự hân hoan cho công chúng vì các nhà đầu cơ đã bị
thiệt hại. Nhưng điều này đưa chúng ta quay lại chính sách tiền tệ, vì các ngân hàng
trung ương thường rất hăng hái giúp đỡ, hoặc vì những tác động tồi tệ của các đợt
giảm giá tài sản bất ngờ hoặc do các tác động suy yếu lên các hoạt động kinh tế.

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG MỘT ĐỢT VỠ NỢ BẤT ĐỘNG SẢN

Các ngân hàng trung ương nên làm gì khi giá tài sản giảm? Đầu tiên việc ngăn

chặn là rất quan trọng, hoặc ít nhất là giảm thiểu mọi đợt khủng hoảng ngân hàng có
hệ thống, vốn có thể chuyển một thị trường giá giảm và suy thoái thành một đợt
khủng hoảng. Bước đầu tiên quan trọng ở đây là ngân hàng trung ương phải hành
động một cách nhanh chóng khi cần thiết để cung cấp vai trò “người cho vay cứu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.