KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 232

công ty có rủi ro cao. Như vậy, ở đâu cũng tồn tại rủi ro. Công cụ đầu tư duy nhất
thật sự an toàn là trái phiếu chính phủ liên kết với hệ số lạm phát. Lợi tức của Trái
phiếu chính phủ được bảo vệ khỏi lạm phát ( TIPS – Treasury Inflation Protected
Securities
) kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã tăng trong năm 2008, lên khoảng 2,5-3%,
khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn trong nhiều năm, mặc dù lợi tức vẫn còn thấp hơn
nhiều so với tín phiếu liên kết với chỉ số của chính phủ Anh. Để có được lợi nhuận
cao hơn 2-3% so với lạm phát, nhà đầu tư phải chấp nhận rủi ro. Theo quan điểm của
tôi, câu trả lời hay nhất (và đây là kết luận của lý thuyết tài chính và hầu hết các
chuyên gia đầu tư) là nắm giữ một danh mục đa dạng, bao gồm cả cổ phiếu, trái
phiếu và bất động sản. Tuy nhiên, trong khi nhiều nhà tư vấn khuyên bạn chỉ nên
đơn giản là đi theo chiến lược “mua và giữ” thì tôi nghĩ rằng điều quan trọng là phải
cố gắng giảm tỷ trọng tài sản khi nó có vẻ lâm vào thời kỳ bong bóng và tăng tỷ
trọng lên khi thị trường đang suy sụp.

Một lĩnh vực rủi ro khác cũng cần phải ghi nhớ là tín dụng. Khi mọi người tin

rằng giá tài sản sẽ tăng nhanh thì họ rất ít e ngại vay mượn nhiều hơn so với thu
nhập, hoặc trong đầu tư bất động sản là so với phần tiền cho thuê. Và cho đến nay
các thời điểm giá tài sản sẽ tăng nhanh vẫn có vẻ rất hạn chế, và sau một đợt bong
bóng thì thường có một đợt suy sụp. Lãi suất thế chấp trung bình theo thời gian là
cao hơn lạm phát khoảng 4-5% (lãi suất chính thức cao hơn lạm phát khoảng 2-3%,
cộng thêm biên độ thế chấp khoảng 2% nữa), do đó lợi nhuận thu được từ việc đi
vay để mua tài sản thường chỉ vừa phải chứ không quá lớn. Và nếu các tài sản được
mua khi giá đang cao, hoặc nếu người đi vay bị đánh bại bởi cuộc chiến lãi suất cao
thì khi đó có nguy cơ thực sự lâm vào tai họa.

THỬ NGHIỆM MỘT BÀI KIỂM TRA
Một kỹ thuật được các định chế tài chính sử dụng rộng rãi là “kiểm tra khả năng

chịu đựng” (stress test) của vị thế tài chính của họ. Họ muốn biết những gì sẽ xảy ra
trong trường hợp xấu nhất. Trên thực tế, các ngân hàng thường không dùng đến
những kịch bản xấu nhất có thể tưởng tượng ra, vì thường thì khi đó hầu hết mọi
danh mục đều gặp nhiều rắc rối. Ví dụ như có bao nhiêu hộ gia đình sẽ gặp khó khăn
nếu lãi suất tăng lên 5%, giá bất động sản giảm 65% và giá cổ phiếu giảm 50%? Đó
chính là tình huống đã xảy ra với Hong Kong trong giai đoạn 1997-2000 và điều
may mắn là nền kinh tế Hong Kong đã không tệ hơn nữa!

Một bài kiểm tra “hợp lý” cho độc giả ở Mỹ, Anh và Canada có thể là xem xét tác

động của việc lãi suất tăng 3%, giá nhà giảm (thêm) 30% và cổ phiếu giảm (thêm)
40%. Rõ ràng một kịch bản như vậy sẽ tàn phá vị thế tài sản của nhiều người. Nhưng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.