KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 235

LỜI KẾT: SAU KHI THỊ TRƯỜNG NHÀ Ở PHÁ SẢN

Các tác động đã thể hiện của sự sụp đổ bong bóng nhà ở tại Mỹ trong giai đoạn

2006-2008 đã kích hoạt một loạt các cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế khiến
người ta so sánh với các thảm họa của thập niên 1930. Vào tháng 10/2008, trong một
vài tuần lo sợ, chúng ta đã tiến đến gần vực thẳm. Hệ thống tài chính quốc tế đã đạt
đến bờ vực sụp đổ khi các ngân hàng từ chối cho nhau vay và bắt đầu thu hồi tín
dụng đối với các công ty và người tiêu dùng. Các thị trường chứng khoán đã sụp đổ
và các chính phủ đã bị buộc phải dùng các biện pháp tuyệt vọng để chống đỡ cho các
ngân hàng và cung cấp các khoản bảo lãnh cho tín dụng ngân hàng. Khi quyển sách
này được xuất bản thì Mỹ, Anh và nhiều quốc gia khác đang chìm sâu hơn trong
cuộc suy thoái và lo ngại một cuộc suy giảm kinh tế nghiêm trọng nhất từ sau Thế
chiến thứ hai.

Quyển sách “Bong bóng và cách tồn tại qua thời kỳ bong bóng” (Bubbles and

How to Survive Them) đã cảnh báo rằng bong bóng nhà ở, trong trường hợp xấu
nhất, sẽ tạo ra kết quả này, nhưng đề xuất rằng nó vẫn có thể được ngăn chặn. Tôi đã
quá tự mãn. Cuộc suy thoái vào tháng Mười đã được kích hoạt bởi quyết định của
Henry Paulson, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, cho phép Lehman Brothers phá sản vào
tháng 9/2008 chứ không đưa ra hỗ trợ của chính phủ. Điều này ngay lập tức tạo ra sự
lo ngại rằng các tổ chức tài chính quan trọng khác cũng có thể sụp đổ, làm lung lay
niềm tin cơ bản giữa các ngân hàng vốn rất cần thiết cho sự vận hành của hệ thống.
Nếu các ngân hàng không thể ký kết hợp đồng với nhau, cho các giao dịch về ngoại
hối và lãi suất, các khoản vay ngắn hạn và tất cả các hoạt động thông thường khác
của hệ thống tài chính hiện đại, mà không sợ đối tác phá sản, thì hệ thống đã bị đình
trệ.

Vào lúc đó, Bộ Tài chính Mỹ đưa ra đánh giá rằng Lehman Brothers không phải

là “quá lớn đến nỗi không thể sụp đổ” ( too big to fail ). Nói cách khác, những thiệt
hại và hỗn loạn có thể được hấp thu. Một vài tuần sau đó, dường như giải thích lại
chuyển sang là Lehman đã “quá lớn đến nỗi không thể giải cứu” ( too big to save )!

[117]

Nói cách khác, chính phủ đã cảm thấy không thể bước vào Quốc hội và yêu cầu

người đóng thuế đồng ý cho một khoản giải cứu tốn kém. Chỉ một vài ngày sau khi
điều đó xảy ra, khi thị trường chứng khoán đã giảm 30% và sự sợ hãi cho nền kinh tế
và hệ thống tài chính đã đạt đến đỉnh cao thì tình hình chính trị mới chín muồi cho
phép chính phủ hỗ trợ cho lĩnh vực ngân hàng với quy mô lớn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.