KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 236

Tuy nhiên, ngay cả trước khi Lehman sụp đổ hoàn toàn, cuộc khủng hoảng tài

chính cũng đã được nhận diện hàng tháng trời mà không có dấu hiệu cải thiện, trong
khi nền kinh tế Hoa Kỳ và thế giới đang yếu đi. Giá nhà ở Mỹ đã giảm nhanh và các
vụ xiết nợ cũng tăng nhanh. Nếu không phải là Lehman thì cũng sẽ có một cú kích
hoạt khác, cho dù đó là một định chế tài chính sụp đổ đâu đó trên thế giới hoặc là
một cuộc khủng hoảng của một quốc gia đang phát triển. Sự sụp đổ của Lehman xảy
ra vì gần như luôn luôn cần phải có một cuộc khủng hoảng khổng lồ trước khi chính
phủ các nước sẵn sàng can thiệp vào hệ thống tài chính. Nhưng sự can thiệp đó
thường là dấu hiệu đầu tiên cho thấy cuộc khủng hoảng sắp diễn ra trong kiểm soát.
Và trong khi Nhật Bản mất đến tám năm sau đỉnh bong bóng, đến tận năm 1998, để
bắt đầu sắp xếp lại hệ thống ngân hàng thì Mỹ chỉ mất hai năm kể từ đỉnh bong bóng
nhà ở vào giữa năm 2006. Hay so sánh với thập niên 1930, mặc dù lần này Mỹ đã
cho phép một định chế lớn phá sản, nhưng nó đã không cho phép toàn bộ các ngân
hàng sụp đổ, như đã xảy ra trong giai đoạn 1932-1933, trước khi nó hành động.

Như chúng ta đã thấy, chính sự kết hợp của bong bóng nhà ở và tín dụng đã gây ra

cuộc khủng hoảng này. Người ta đã chỉ trích các quan chức ngân hàng, các cơ quan
xếp hạng, các nhà điều hành và các nhà đầu cơ. Một vài cá nhân trong số đó đã phải
gánh chịu hậu quả, nhưng nhiều người đã tẩu thoát vô hại. Trong khi đó, những
người dân vô tội đang mất nhà, mất việc hoặc tiền tiết kiệm. Vấn đề đặt ra là điều gì
sẽ diễn ra tiếp theo? Đợt sụt giảm sẽ tồi tệ đến mức nào? Chính sách có thể làm gì để
giảm thiểu nó? Làm thế nào các cá nhân có thể tự bảo vệ mình? Và chúng ta có thể
làm gì để ngăn chặn dạng khủng hoảng này tái diễn?

Chính phủ các nước có nhiều khả năng tiếp tục làm mọi việc để ổn định hệ thống

ngân hàng thế giới. Lúc đầu có một số chính phủ phản ứng chậm, nhưng họ đã
nhanh chóng nhận ra là không có sự lựa chọn khác. Việc duy trì hệ thống ngân hàng
là tuyệt đối quan trọng khi một cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra. Nhưng điều đó
không có nghĩa là ngân hàng hoạt động như bình thường. Các ngân hàng phải đối
mặt với thiệt hại ngày càng tăng do nền kinh tế suy giảm cả từ tín dụng nhà ở và các
khoản tín dụng khác. Trong một hoặc hai năm tiếp theo, khi nền kinh tế trở nên tồi tệ
hơn, chúng ta sẽ nghe thêm về các thiệt hại từ các khoản cho vay thẻ tín dụng, cho
vay bất động sản thương mại, cho vay mua ôtô và các khoản cho vay công nghiệp
nói chung. Trong môi trường này, ngay cả với các hỗ trợ của chính phủ, các ngân
hàng vẫn có rất ít sự lựa chọn ngoài cách tiếp cận tín dụng một cách thận trọng. Họ
cần phải tuân thủ rất chặt chẽ các tiêu chuẩn cho vay, trong khi việc tăng vốn đầu tư
và dự trữ giúp tổ chức của họ bền vững hơn. Chỉ những người đi vay tốt nhất với thế

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.