KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 237

chấp tốt hoặc dòng tiền vững vàng mới thấy việc đi vay là dễ dàng. Nhưng với việc
giá tài sản yếu, thất nghiệp tăng cao và các doanh nghiệp đang chịu sức ép thì có rất
ít người đi vay đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt mới. Chúng ta đã thấy một
thái cực hoàn toàn trái ngược với sự nới lỏng tín dụng lố bịch trong giai đoạn 2005-
2007.

Có khả năng đáng kể rằng vùng lõm của đợt suy giảm kinh tế sẽ qua đi trong năm

2009, và rằng nền kinh tế thế giới sẽ quay lại thời kỳ tăng trưởng vào năm 2010. Tuy
nhiên, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên đáng kể và không thể nói được sự suy giảm kinh
tế sẽ tồi tệ đến đâu cũng như sự phục hồi sẽ mạnh mẽ đến mức nào. Cục Dự trữ Liên
bang Mỹ đã quyết định sử dụng các biện pháp định lượng để kích thích nền kinh tế,
trong khi chính phủ mới sẽ thực hiện một gói kích thích tài chính lớn. Nhưng với
việc giá tài sản giảm, người tiêu dùng đã tiết kiệm được nhiều hơn trước và hệ thống
tài chính sẽ giữ chặt tín dụng trong một thời gian. Do đã không có một cuộc suy
thoái nào trong hơn 15 năm qua, có thể sẽ có những phản ứng hơi quá mức cho đợt
suy thoái này, khi các doanh nghiệp và người tiêu dùng đưa ra những viễn cảnh tồi tệ
hơn.

Tuy nhiên, ngay cả kịch bản tồi tệ hơn cũng có thể xảy ra. Sự tương tác về việc

thắt chặt tín dụng, giá tài sản thấp và một nền kinh tế thu hẹp có thể làm nổi bật xu
hướng sụt giảm từ từ vốn rất khó đi đến hồi kết thúc. Quá nhiều nợ đã được tạo ra
trong các thời kỳ bùng nổ, cả trong lĩnh vực nhà ở lẫn trong hệ thống tài chính, và
quá trình giảm nợ có thể cần nhiều thời gian để có hiệu quả. Rất có khả năng sẽ lại
có các cú sốc mới nảy sinh từ các áp lực trong hệ thống, chẳng hạn như phá sản của
doanh nghiệp hoặc khủng hoảng nợ của quốc gia, sẽ làm chu trình trầm trọng thêm.
Ngoài ra luôn tồn tại nguy cơ có các cú sốc mới từ bên ngoài do các sự kiện chính trị
hoặc các vấn đề không liên quan khác, sẽ đánh mạnh vào nền kinh tế vốn đã bị tổn
thương. Nhưng chắc chắn chúng ta sẽ có sự hồi phục. Câu hỏi ở đây không phải là
“có hay không” mà là “khi nào”. Luôn luôn có một chu kỳ. Mọi người thường quên
đi điều này khi giá đang tăng, tin rằng thời kỳ tốt đẹp sẽ tiếp tục mãi mãi. Khi đến
giai đoạn thật sự tồi tệ thì mọi người đôi khi lại quên lần nữa, mất hy vọng như thể
chu kỳ đã mất đi.

Nếu sự sụt giảm là vừa phải thì chúng ta có thể mong đợi lạm phát giảm trở lại tại

Mỹ và Châu Âu, có thể là trong phạm vi 0%-1%, đặc biệt là khi giá cả hàng hóa có
vẻ thấp. Trong một cuộc suy thoái sâu, giá tiêu dùng sẽ bắt đầu giảm hơn là tăng,
tiếp tục làm giảm giá tài sản và nợ rồi dẫn đến môi trường giảm phát như đã được
thảo luận trong Chương 3. Trong môi trường đó, chính sách lãi suất đã trở nên kém

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.