đầu với tỉ lệ nợ của chính phủ là 24%), nhưng còn có một số quốc gia khác ở vùng
Trung và Đông Âu và các nước vùng Baltic cũng gặp rủi ro. Với các quốc gia lớn, sự
gia tăng trong tỉ lệ nợ chính phủ sẽ dễ dàng được tài trợ, đặc biệt là với nhu cầu rất
cao về các công cụ đầu tư phi rủi ro trong những năm tới. Chúng ta đã thấy điều này
tại Nhật trong thập niên 1990, khi tỷ lệ nợ công gộp (gross public debt ratio) tăng từ
khoảng 65% GDP vào năm 1990 lên khoảng 170% như hiện nay. Nhưng sự nhảy vọt
trong tỉ lệ nợ sẽ khiến cho trạng thái căng thẳng về tài chính dài hạn tiềm ẩn càng tồi
tệ thêm. Hầu hết các chính phủ vẫn còn cam kết trợ cấp hưu trí và chăm sóc sức
khỏe, trong khi tài trợ một cách dễ dàng cho những người nghỉ hưu hiện tại; tuy
nhiên nó sẽ dẫn tới yêu cầu đóng thuế cao hơn khi tỷ lệ người nghỉ hưu trong dân số
cả nước tăng lên. Trong khi đó chi phí chăm sóc y tế tiếp tục tăng nhanh hơn nhiều
so với lạm phát. Các lựa chọn chính trị nghiêm khắc cũng cần thiết phải được thực
hiện trước khi cuộc khủng hoảng trở nên nghiêm trọng hơn.
Các cá nhân cũng sẽ phải đối mặt với áp lực lên các kế hoạch hưu trí. Đối với
những người theo chương trình mức đóng góp được xác định trước, nơi mà lợi
nhuận đầu tư phụ thuộc vào hiệu quả thị trường, thì câu hỏi là các thị trường chứng
khoán sẽ phục hồi từ cuộc khủng hoảng như thế nào. Trong năm 2008, các thị trường
đã giảm xuống quá thấp nên lượng cổ phiếu trung bình được mua vào ở bất kỳ thời
điểm nào trong thập kỷ trước cũng đều rất thấp (hơn 20 năm đối với Nhật Bản). Hậu
quả như vậy đã tàn phá mọi chiến lược mua-và-giữ (buy-and-hold) và cho thấy thị
trường chứng khoán cần phải phục hồi mạnh mẽ để tạo ra tổng lợi nhuận tốt. Đối với
những người trẻ tuổi, các mức độ thấp này có thể mang đến các cơ hội đầu tư dài
hạn tốt, nhưng chỉ là điều an ủi nhỏ cho những ai đã tích lũy dần từ hơn một thập kỉ
qua hoặc trước đó nữa khi giá đang cao hơn. Cũng có thể bản thân “sự sùng bái vốn
cổ đông” (the cult of equity) sẽ mất đi trong vài năm tới. Đây là điều đã được xây
dựng từng bước trong suốt giai đoạn thị trường tăng giá mạnh trong giai đoạn 1982-
2000, và có vẻ bị tổn thương sau các thất vọng từ năm 2000. Hiển nhiên tôi không
chắc chắn được rằng các nhà đầu tư sẽ duy trì niềm tin được trong bao lâu nếu chúng
ta tiếp tục nhìn thấy các yếu kém trong thị trường, điều vốn dễ xảy ra hơn nếu suy
giảm kinh tế cho thấy là rất nghiêm trọng hoặc kéo dài.
Những người đặc quyền vẫn tiếp tục được hưởng chính sách trợ cấp lợi ích đã xác
định có thể cũng sẽ phải đối mặt với các giai đoạn lo ngại. Cuối cùng thì hiệu quả
của các kế hoạch này phụ thuộc vào ba yếu tố: hiệu quả hoạt động của thị trường,
sức mạnh của công ty tài trợ và lạm phát. Nếu hiệu quả thị trường kém, thì công ty
tài trợ cần phải đóng góp thêm, điều này có thể gặp khó khăn khi nền kinh tế đang