KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 238

hiệu quả hơn, vì rất khó khăn để tạo ra lãi suất thực âm cho người đi vay. Ngân hàng
trung ương các nước bị buộc phải quay lại các phương pháp định lượng như bơm
thêm tiền vào hệ thống ngân hàng và sử dụng bảng cân đối kế toán của ngân hàng
trung ương để mua các tài sản tài chính. Các biện pháp này dường như có hiệu quả
rất chậm tại Nhật vào đầu thập niên 2000, nhưng Chủ tịch Fed Bernanke là một
chuyên gia trong lĩnh vực này và không nghi ngờ gì rằng ông ấy sẽ rất tích cực và
xoay xở được.

Sau khi đã theo dõi sự phá sản trong lĩnh vực nhà ở phát triển thành tình huống tồi

tệ nhất (theo quan điểm của riêng tôi) trong giai đoạn 2007-2008, thật khó để chúng
ta quá tự tin rằng sẽ ngăn chặn được các tình huống xấu nhất xảy ra một lần nữa
trong các năm tới. Điều này phụ thuộc nhiều vào chính sách. Nó tái đảm bảo rằng
chính phủ các nước, dường như đã nắm bắt các rủi ro rất chậm trong suốt năm 2008,
gần đây đã trở thành những nhà hoạt động tích cực hơn. Tôi hy vọng các biện pháp
chính sách mới sẽ thúc đẩy nền kinh tế, bao gồm cả các biện pháp tiền tệ và mở rộng
tài khóa năng động. Lãi suất của Mỹ đã gần như ở mức 0% trong phần lớn năm
2009, trong khi lãi suất ở Anh và châu Âu cũng có nhiều khả năng tiến đến gần con
số này.

Trong một cuộc suy thoái tồi tệ, các tổn thất của ngân hàng sẽ nhiều lên và chính

phủ các nước có thể sẽ thấy rằng chi phí để tái cơ cấu vốn sẽ cao hơn mức mà họ đã
hy vọng. Một nghiên cứu của IMF cho thấy đã có 124 đợt khủng hoảng ngân hàng
có hệ thống trên khắp thế giới từ năm 1970-2007, chủ yếu là ở các nước đang phát

triển, với chi phí tài khóa trung bình của chính phủ là khoảng 13% GDP.

[118]

Trên

thực tế, chính phủ các nước đã phải cộng phần lớn con số này vào phần nợ công
(public debt), do đó hệ số nợ/GDP của Mỹ ở mức 63% GDP trước cuộc khủng
hoảng có thể đã trở thành 76%. Anh đã bắt đầu với một hệ số nợ thấp, ở mức 48%.
Nhưng bên cạnh các chi phí tài chính trực tiếp để hỗ trợ cho các ngân hàng, còn có
tích lũy nợ trong suốt thời kỳ suy giảm kinh tế dưới hình thức thâm hụt ngân sách,
do chịu áp lực giảm thuế thu nhập và tăng chi phúc lợi, cũng như mở rộng tài chính.
Tôi e rằng hậu quả của cuộc khủng hoảng là tỷ lệ nợ/GDP của hầu hết các nước sẽ
cao hơn nhiều so với mức 60% mà Liên minh Châu Âu đã nhắm đến và được đồng ý
chung như một mức độ bền vững trong dài hạn.

Đối với một số quốc gia, sự gia tăng trong tỷ lệ nợ của chính phủ sẽ mang đến một

cuộc khủng hoảng ngay lập tức, với một tỷ giá hối đoái suy sụp và thậm chí là một
“cuộc đình công của người mua”, khi các nhà đầu tư từ chối mua trái phiếu chính
phủ trừ khi lợi tức thật sự rất cao. Iceland là một nạn nhân từ sớm (cho dù nó chỉ bắt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.