KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 5

LỜI GIỚI THIỆU

Từ năm 2007, nền kinh tế thế giới bắt đầu rung chuyển với một loạt khủng hoảng

tài chính, đỉnh điểm là sự phá sản của Lehman Brothers vào tháng 9 năm 2008. Tiếp
sau đó là sự “tan chảy” của hệ thống ngân hàng, khi các ngân hàng mất niềm tin và
không dám cho ai vay ngoại trừ những người vay đáng tin cậy nhất. Khi sự sợ hãi
gia tăng, các chính phủ buộc phải thực hiện một cuộc giải cứu khổng lồ, bơm vốn
cho các ngân hàng và công ty bảo hiểm, đồng thời gia tăng sự bảo đảm cho người
gửi tiền. Tuy nhiên điều này không ngăn được quá trình giảm đòn bẩy tài chính
(deleveraging), khi các ngân hàng, các quỹ đầu cơ và các nhà đầu tư đua nhau bán
tài sản để trả nợ. Thị trường chứng khoán đổ nhào và nền kinh tế thế giới đột ngột
chậm lại trong nỗi lo sợ một đợt suy thoái lớn nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ II
đến nay. Trong khi đó, giá nhà vẫn đi xuống với tốc độ chóng mặt, nhất là ở Anh,
Mỹ, Tây Ban Nha và Ireland.

Nguyên nhân chính của thảm họa này là bong bóng nhà đất ở Mỹ, vốn là “hậu

duệ” của bong bóng chứng khoán hồi thập niên 1990. Cả hai đều xảy ra do sự mở
rộng tín dụng, dẫn đến sự tăng giá của những tài sản có độ rủi ro cao nhất. Cuối cùng
là bong bóng trong giá hàng hóa, nhất là giá dầu và thậm chí là giá của các sản phẩm
nghệ thuật đương đại. Lịch sử cho thấy bản chất của bất kỳ bong bóng nào, mà nhất
là bong bóng nhà đất, là chúng tạo ra một “tâm lý bong bóng”, tức là một niềm tin
phổ biến rằng giá cả sẽ không bao giờ đi xuống, và do đó đi vay và cho vay với tài
sản thế chấp là nhà đất sẽ là một khoản đầu tư an toàn. Chính niềm tin được thúc đẩy
bởi bong bóng và sau đó lại thúc đẩy bong bóng tín dụng này đã khiến giá nhá đất
tăng lên những mức không tưởng. Khi chúng sụp đổ, nền kinh tế và hệ thống tài
chính thế giới phải gánh chịu hậu quả.

Kết quả của sự sụp đổ vẫn đang diễn ra. Khi bong bóng vỡ, chúng thường có xu

hướng trượt dài về phía dưới, và tôi nghĩ rằng giá nhà sẽ còn thấp trong vài năm, với
mức giảm có thể lên tới 30-50% ở một số nước. Kinh tế dường như sẽ suy thoái trầm
trọng, thất nghiệp tăng cao. Trong khi đó, kế hoạch nghỉ hưu của nhiều người, dù
dựa trên việc đầu tư vào địa ốc hay chứng khoán, cũng bị thiệt hại nặng nề. Như mọi
lần, nền kinh tế sẽ phục hồi vào lúc thích hợp, song khi đó có lẽ nhiều thứ sẽ thay
đổi. Niềm tin vào ngân hàng và hệ thống tài chính đã tan tành. Niềm tin vào chính
sách tiền tệ chính thống - chính sách lạm phát mục tiêu, cũng bị xói mòn, khi giảm
phát là nguy cơ trước mắt. Người ta đặt câu hỏi cả với cơ chế thị trường tự do, còn
với các nhà đầu tư thì niềm tin vào cả chứng khoán và nhà đất đều đang thu nhỏ lại!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.