một năm. Vào năm 1987, thị trường trái phiếu phản ứng mạnh (mặc dù thời gian này
thị trường chứng khoán đã bình ổn hơn). Lợi nhuận trái phiếu đã giảm từ mức hơn
9% giai đoạn đầu cuộc khủng hoảng xuống mức thấp chỉ 5% cuối năm 1993. Nhưng
khi Cục Dự trữ Liên bang bất ngờ tăng lãi suất vào năm 1994, lợi nhuận tăng mạnh
trở lại mức 8% chỉ trong chưa đầy một năm. Biến động trên thị trường trái phiếu này
là một dấu ấn kéo dài đối với Cục Dự trữ Liên bang, và đó gần như chắc chắn là lý
do khiến Cục Dự trữ Liên bang chỉ chọn cách tiếp cận rất thận trọng trong giai đoạn
2004-2006. Cục Dự trữ Liên bang kết luận rằng trước đây họ đã không đưa ra những
báo hiệu thích hợp về những thay đổi lãi suất và sau đó hành động quá vội vàng.
Vào năm 2004, Cục Dự trữ Liên bang cố gắng thực hiện một cách tiếp cận khác.
Họ đã đợi tới khi nền kinh tế rõ ràng đang hồi phục và các bất ổn chính trị liên quan
tới khủng bố và chiến tranh Iraq đã qua đi. Bên cạnh đó họ ra hiệu trước một cách rõ
ràng rằng lãi suất sẽ sớm tăng. Cuối cùng họ tuyên bố chắc chắn, mà tôi xin được sử
dụng câu thần chú thường xuyên được nhắc lại của chủ tịch Greenspan rằng:
“Những điều chỉnh chính sách sẽ kết thúc với tốc độ được xác định một cách cẩn
trọng.” Thực tế tốc độ được xác định ở đây là mức tăng lãi suất 0,25% sau mỗi cuộc
họp chính sách, thường là 6 tuần một lần. Trong hai năm cho tới tháng 6 năm 2006,
các nhà đầu tư dần trở nên quen với nhịp độ tăng lãi suất sau mỗi cuộc họp và lãi
suất được tăng tới 5,25%. Cách tiếp cận rất rõ ràng này đã giúp kiềm chế cả thị
trường chứng khoán và cổ phiếu mà không gây nhiều biến động, trái ngược với
những trải nghiệm trước đó. Tuy nhiên, giờ đây mọi việc đã trở nên rõ ràng rằng lãi
suất tăng quá chậm và quá thấp.
Quá chậm bởi vì Cục Dự trữ Liên bang đợi mãi tới khi nền kinh tế đã phục hồi
mạnh mẽ trước khi điều chỉnh. Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm được một năm thì Cục Dự
trữ Liên bang mới lần đầu tiên bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 6 năm 2004. Quá thấp
bởi vì Cục Dự trữ Liên bang điều chỉnh mức tăng quá nhỏ. Một năm sau kể từ lần
điều chỉnh lãi suất đầu tiên, lãi suất liên bang vẫn chỉ ở mức 3,25%, thấp hơn so với
những gì mọi người mong chờ rằng mức lãi suất trung lập nên vào khoảng 4-5%.
Mãi tới tháng 11 năm 2005, Cục Dự trữ Liên Bang cuối cùng mới đưa được lãi suất
lên tới 4%, mức thấp nhất của mức lãi suất “trung lập”. Việc gắn chặt với “tốc độ
được xác định thận trọng” kéo dài tới tháng 6 năm 2006 và đưa lãi suất liên bang lên
tới 5,25% nhưng khi đó mọi thiệt hại đã xảy ra.
Dồn mọi nỗ lực để thoát khỏi những dư chấn của khủng hoảng thị trường chứng
khoán, Cục Dự trữ Liên Bang đã gây ra một bong bóng mới và lần này là bong bóng
nhà đất. Việc thả nổi giá nhà giai đoạn 2001-2003 đóng vai trò quan trọng trong việc