thấy rằng cách mà hai bất cân bằng này điều chỉnh đóng vai trò lớn trong diễn biến
kinh tế của cả Hoa Kỳ và thế giới trong những năm tới.
LÃI SUẤT QUÁ THẤP
Hệ lụy thứ ba của bong bóng và bùng nổ chứng khoán chính là lãi suất bị giữ ở
mức vô cùng thấp. Giai đoạn 2002-2003 lãi suất liên bang (Federal funds rate)
bị
cắt giảm xuống chỉ còn 1%, do Cục Dự trữ Liên Bang của Greenspan lo sợ những
hậu quả của một nền kinh tế yếu kém và giá chứng khoán sụt giảm. Vào năm 2003
như đã trình bày trên đây, mọi người lo sợ tình trạng giảm phát bởi vì lạm phát
dường như giảm xuống dưới mức 1%. Tuy nhiên về lâu dài, lãi suất chính thức
thường vào khoảng 2-3% trên mức lạm phát, hay vào khoảng 4-5% nếu Cục Dự trữ
Liên bang đặt mục tiêu lạm phát 2%. Cuối cùng, vào tháng 7 năm 2004, Cục Dự trữ
Liên bang lại một lần nữa bắt đầu tăng lãi suất, nhưng chỉ tăng rất từ từ, rõ ràng
nhằm tránh những bất ổn bất ngờ trên thị trường.
Trước đây, các chính sách thắt chặt của Hoa Kỳ thường phản tác dụng với các thị
trường tài sản. Trải nghiệm trực tiếp đầu tiên của chủ tịch Greenspan về vấn đề này
là cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán tháng 10 năm 1987; ông mới chỉ nhậm
chức chủ tịch một vài tuần trước đó vào tháng 8. Cục Dự trữ Liên bang đã bắt đầu
tăng lãi suất vào đầu năm và các thị trường trái phiếu sụt giảm vào đầu mùa hè.
Nhưng chứng khoán tăng mạnh vào khoảng tháng 1 và tháng 8, và tăng ngày càng
mạnh do nền kinh tế phát triển và lợi nhuận ngày càng tăng. Cuộc khủng hoảng bất
ngờ vào tháng 10 khiến thị trường Hoa Kỳ giảm tới 30% chỉ trong hai ngày giao
dịch thực sự là một cú sốc lớn. Đây là lần đầu tiên Greenspan phải trải nghiệm
những khó khăn trong việc quản lý thắt chặt tiền tệ, đặc biệt là trong thời kỳ bong
bóng. Một khi đã chắc chắn rằng khủng hoảng thị trường năm 1987 không ảnh
hưởng nhiều tới các khu vực bên ngoài Phố Wall và nền kinh tế vẫn khỏe mạnh thì
một chương trình thắt chặt mới sẽ bắt đầu. Lãi suất tăng cao, lên tới đỉnh điểm vào
đầu năm 1989, thời điểm mà nền kinh tế bắt đầu chậm lại. Nhưng mặc dù lãi suất
giảm dần vào năm 1980 và 1990, nền kinh tế vẫn rơi vào khủng hoảng cuối năm
1990. Một phần lý do là vụ xâm lược Kuwait của Saddam Hussein khiến giá dầu
tăng vọt. Nhưng những số liệu chỉ ra rằng nền kinh tế đã bắt đầu rơi vào khủng
hoảng cho thấy chính sách được nới lỏng quá chậm
.
Lần tiếp theo Greenspan thắt chặt chính sách là vào năm 1994 khi nền kinh tế nổi
lên từ cuộc khủng hoảng 1990-1991. Vào cuối năm 1993 nền kinh tế rõ ràng đang
tăng tốc và Cục Dự trữ Liên bang đã tăng lãi suất 3 điểm phần trăm chỉ trong hơn