KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 78

Điều này khiến chúng ta cần suy nghĩ về tỷ lệ tiết kiệm tổng thể của cả quốc gia.

Một nền kinh tế khỏe mạnh cần cân bằng về tổng mức tiết kiệm và lượng đầu tư vào
nền kinh tế. Nếu đầu tư lớn hơn tiết kiệm, quốc gia đó sẽ bị thâm hụt tài khoản vãng
lai và phải mượn tiền từ nước ngoài. Điều này là những gì xảy ra tại Hoa Kỳ, bắt đầu
với bong bóng thị trường chứng khoán. Trong thời kỳ bong bóng, tỷ lệ tiết kiệm hộ
gia đình giảm nhưng tỷ lệ tiết kiệm doanh nghiệp cũng giảm. Các công ty quá khích
do giá trị chứng khoán của họ gia tăng, vì thế họ mượn nhiều tiền hơn để đầu tư
(đồng nghĩa với việc giảm tiết kiệm). Tình trạng thâm hụt tiết kiệm khu vực tư nhân
này có thể đã được bù đắp nếu chính phủ Hoa Kỳ duy trì thặng dư trong ngân sách.
Tuy nhiên, mặc dù chính phủ có thặng dư trong một giai đoạn vào năm 1999-2000
nhưng khoản thặng dư quá nhỏ nên không thể bù lại mức thâm hụt khu vực tư nhân.
Chính vì vậy, thâm hụt tài khoản vãng lai tăng tới hơn 4% GDP vào năm 2000.

Khi bong bóng chứng khoán sụp đổ như đã trình bày trên đây, tỷ lệ tiết kiệm hộ

gia đình không giảm như mong đợi mà chỉ chững lại một giai đoạn. Tuy nhiên thâm
hụt doanh nghiệp nhanh chóng chuyển thành thặng dư. Thực tế, chính sự sụt giảm
đột ngột mức chi tiêu đầu tư kinh doanh và cơ cấu kho hàng đã gây ra khủng hoảng.
Sau đó khi nền kinh tế bắt đầu hồi phục, các công ty vẫn cẩn trọng, không đi vay
trong khi đang cải thiện bảng cân đối kế toán và bắt đầu bổ sung vào các kế hoạch
hưu bổng mà thay vào đó họ dựa vào lợi nhuận để đầu tư mới. Chính vì thế, toàn bộ
tỷ lệ tiết kiệm khu vực tư nhân được cải thiện trong một thời gian. Trong khi đó,
chính phủ bị thâm hụt trầm trọng. “Các biện pháp ổn định tự động” thông thường
của nền kinh tế bắt đầu phát huy tác dụng, khi tiền thuế giảm và trợ cấp thất nghiệp
cũng như phúc lợi xã hội tăng, nhưng thâm hụt cũng tăng vọt khi chính quyền Bush

đưa ra gói kích thích tài khóa lớn nhất trong lịch sử

[42]

.

Thâm hụt tài khoản vãng lai luôn đơn giản là tổng số thâm hụt của chính phủ,

doanh nghiệp và các hộ gia đình. Chính vì thế sau khi hồi phục ngắn giai đoạn
khủng hoảng 2001, mức thâm hụt một lần nữa tăng cao tới hơn 6% GDP khi bong
bóng nhà ở lên tới đỉnh điểm vào năm 2006. Tất nhiên, thâm hụt cần được tài trợ và
thâm hụt ở mức độ này đòi hỏi mức tài trợ vô cùng lớn. Có hai yếu tố đặc biệt trong
cách mà thâm hụt Hoa Kỳ được tài trợ có liên quan tới câu chuyện của chúng ta. Một
là, có một khối lượng tài chính khổng lồ được tài trợ bởi các chính phủ nước ngoài
(chứ không phải khu vực tư nhân), đặc biệt là Nhật Bản, Trung Quốc và một số quốc
gia châu Á khác, hầu hết tích lũy các khoản nợ chính phủ của Hoa Kỳ. Họ làm như
vậy để tránh trường hợp đồng tiền của họ bị tăng giá, nguyên nhân mà họ sợ có thể
khiến tăng trưởng kinh tế của họ bị chậm lại. Họ vẫn cố gắng thoát khỏi những dư

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.