TẠI SAO BẠN LẠI NÓI DỐI? NHỮNG RỦI RO CỦA VIỆC
TỰ KHAI BÁO
(SJD).
Tôi luôn ngạc nhiên khi thấy chúng ta nói dối dễ dàng và rẻ rúng đến thế
nào.
Bạn đã bao giờ ở trong một cuộc nói chuyện về, chẳng hạn như, một
cuốn sách cụ thể và không cưỡng lại được việc nói rằng mình đã đọc nó, dù
thực tế là chưa? Tôi đoán câu trả lời là rồi. Nhưng tại sao mọi người lại
phải nói dối trong những hoàn cảnh chẳng mấy lợi lộc gì như thế?
Bạn có thể gọi lời nói dối về cuốn sách là lời nói dối vì danh dự: bạn
quan tâm đến việc người khác nghĩ như thế nào về mình. Trong số nhiều lý
do mà mọi người nói dối, tôi luôn nghĩ rằng nói dối vì danh là lời nói dối
thú vị nhất − ngược với nói dối vì lợi lộc, nói dối để tránh rắc rối hay nói
dối để chạy trốn một nghĩa vụ...
Một bài báo mới của César Martinelli và Susan W. Parker, có tựa đề là
Gian dối và khai báo sai trong chương trình xã hội, đưa ra một số kiến giải
thú vị về những lời nói dối vì danh dự. Bài báo này tận dụng tập dữ liệu
phong phú đến ấn tượng từ chương trình phúc lợi Oportunidades của
Mexico. Nó ghi lại những món đồ gia dụng mà mọi người khai là có khi
nộp đơn xin tham gia chương trình và ghi lại những món đồ gia dụng thực
sự được tìm thấy trong hộ gia đình đó khi đơn xin của người nhận được
chấp thuận. Martinelli và Parker làm việc với dữ liệu của hơn 100 nghìn
ứng viên, đại diện cho 10% ứng viên được phỏng vấn trong năm đó (2002).
Nhiều người đã khai thiếu những món đồ nhất định mà họ cho rằng có
thể sẽ khiến họ bị loại ra khỏi danh sách được hưởng trợ cấp. Dưới đây là
những món đồ không được khai, xếp theo tỷ lệ phần trăm những người
nhận trợ cấp có sở hữu món đồ, nhưng lại khai là không có:
Xe hơi (83%)