KHI NÀO CƯỚP NHÀ BĂNG - Trang 162

ĐỪNG NHẮC CHO NGƯỜI PHẠM TỘI NHỚ HỌ LÀ TỘI

PHẠM

(SDL).
Các nhà tâm lý học từ lâu đã tranh cãi về sức mạnh của thông tin gợi

nhắc − tức là khả năng gây ảnh hưởng lên hành vi của những manh mối và
gợi nhắc vi tế. Chẳng hạn, có nhiều bài báo học thuật phát hiện thấy rằng
nếu ta đề nghị một phụ nữ viết tên của họ và đánh dấu vào ô giới tính trước
khi làm bài kiểm tra toán, cô ấy sẽ làm bài tệ hơn nhiều so với khi chỉ phải
viết tên.

Quan điểm ở đây là phụ nữ thường nghĩ mình không giỏi toán và việc

khoanh vào ô giới tính nhắc họ nhớ rằng họ là nữ giới, do đó phải dở toán.
Tôi luôn hoài nghi với những kết quả này (và quả thật đã không thể mô
phỏng lại nó trong một nghiên cứu mà tôi thực hiện với Roland Fryer và
John List) vì giới tính là một phần quan trọng trong căn tính của chúng ta
đến độ thật khó tin rằng chúng ta cần nhắc phụ nữ nhớ họ là phụ nữ!

Trong một nghiên cứu mới thú vị có tên là Bad boys: The effect of

criminal identity on dishonesty (tạm dịch: Những gã tồi: Ảnh hưởng của
căn tính tội phạm lên sự thiếu trung thực), Alain Cohn, Michel André
Maréchal và Thomas Noll đã tìm thấy một số ảnh hưởng thú vị của thông
tin gợi nhắc. Họ tới nhà tù được canh phòng cẩn mật hạng nhất và đề nghị
các tù nhân bí mật tung các đồng xu rồi báo lại số lần đồng xu ra mặt
“ngửa”. Càng tung được nhiều mặt “ngửa”, các tù nhân càng nhận được
nhiều tiền. Mặc dù các tác giả không thể biết liệu một tù nhân có trung thực
hay không, song họ biết rằng trung bình 50% lần tung sẽ cho ra mặt ngửa,
vì vậy họ có thể đo được tổng cộng bao nhiêu lần chuyện lừa dối diễn ra.
Trước khi nghiên cứu, họ yêu cầu một nửa số tù nhân trả lời câu hỏi
“Anh/chị bị kết án vì tội gì?” và nửa còn lại trả lời câu hỏi “Trung bình một
tuần anh/chị xem TV bao nhiêu giờ?” Kết quả: 66% mặt “ngửa” thuộc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.