ARTHUR BROOKS
Chúng ta luôn phải đối mặt với tình huống này − cả theo nghĩa đen và
nghĩa bóng. Nếu sống ở thành phố, bạn thường xuyên phải chạm chán với
những tay rượu chè túng quẫn. Bạn có cho họ, hay là không? Trong thâm
tâm, bạn sợ rằng họ sẽ chỉ hủy hoại cuộc sống của mình hơn với số tiền lẻ
mà bạn đưa. Nhưng nếu không đưa thì thật quá đỗi lạnh lùng.
Nan đề này vượt ra khỏi cách chúng ta đối xử với người vô gia cư. Trong
các chính sách công của chúng ta, chúng ta thấy nhiều bộ phận trong dân số
mà chúng ta sợ rằng, đang trở nên phụ thuộc vào “sự phát chẩn” của chính
phủ nếu chúng ta giúp đúng cái mà họ cần. Một số thậm chí còn cho rằng
cả một quốc gia có thể mất đi khả năng tự cung tự cấp nếu cứ nhận viện trợ
từ nước ngoài. Đó là lý do chúng ta lại có những hình ảnh ẩn dụ về việc cho
con cá hay cái cần câu...
Ngoài ra, cũng có một số người lo về phẩm hạnh của những người trong
cảnh túng quẫn. Đối với một số người, điều đó có nghĩa là họ xin cái gì thì
chúng ta cho họ cái đó. Đối với người khác, điều đó có nghĩa là việc làm từ
thiện chỉ làm hạ phẩm giá của người khác, chẳng có gì tốt đẹp và nên được
thay thế hoàn toàn bằng các chương trình của chính phủ.
Người Inuit có câu ngạn ngữ: “Của cho là của nợ
.”
Tất cả những điều này giúp tôi quyết định mình nên làm gì khi tiến lại
gần một người ăn xin ngà ngà say và một người bán xúc xích có vẻ thật thà
như thế nào? Tôi phải xác định liệu tôi quan tâm đến (a) mong muốn và
quyền tối thượng của người ăn xin và (b) tác động và hiệu quả của món quà
của tôi đối với việc làm điều thiện trên thế giới. Có bốn khả năng, tương
ứng với nó là bốn hành động khác nhau:
1.
Tôi quan tâm đến quyền tự chủ của người ăn xin nhưng
không quan tâm đến tác động từ món quà của tôi. Tôi cho
người ăn xin một ít tiền, mà có thể anh ta sẽ chỉ dùng nó để