NASSIM NICHOLAS TALEB
Câu hỏi này chẳng có nghĩa lý gì và những câu trả lời cho nó sẽ chẳng
cung cấp thông tin hữu dụng. Xin cho tôi giải thích:
Gần đây, khi tôi có làm vài chầu và ăn phô-mai với Stephen Dubner (tôi
chỉ ăn phô-mai), anh ấy đã hỏi tôi tại sao môn kinh tế lại quấy quả tôi nhiều
như thế, đến mức gây dị ứng khi tôi gặp gỡ một số nhà kinh tế hàn lâm.
Thực tế là sự dị ứng của tôi hoàn toàn là vấn đề thể lý: gần đây, trên chuyến
bay của hãng British Airways chặng London-Zurich, tôi phát hiện thấy
mình đang ngồi chéo dãy với một nhà kinh tế quốc tế thuộc khối Ivy
League
mặc một chiếc blazer màu xanh và đọc tờ Financial Times. Tôi
đã đề nghị được chuyển chỗ và thích ngồi khoang thường hơn chỉ để hít thở
không khí không bị ô nhiễm ở khoang giá rẻ. Điểm đến của tôi là một khu
nghỉ dưỡng nằm trên một ngọn núi Thụy Sĩ, trong một bối cảnh tương tự
với bối cảnh của cuốn Magic moutain (tạm dịch: Núi thần) của Mann, và
tôi chẳng muốn có thứ gì lại làm tổn thương tính nhạy cảm của mình.
Tôi nói với Stephen rằng chứng dị ứng với các nhà kinh tế của tôi dựa
trên cơ sở đạo đức, luân thường, tín ngưỡng và thẩm mỹ. Tuy nhiên, ở đây
lại có một lý do chính yếu khác: cái mà tôi gọi là “tính giải trí” hay “ngụy
biện giải trí”. Nó tương ứng với việc thiết lập tình huống trong các câu hỏi
nhiều lựa chọn theo phong cách học thuật, được đưa ra để phỏng theo
những “trò chơi” có những quy tắc vững chắc và rõ ràng. Những quy tắc
này được tách biệt khỏi môi trường và hệ sinh thái của chúng. Tuy nhiên,
việc ra quyết định trên hành tinh này không thường bao gồm các câu hỏi đa
lựa chọn theo phong cách bài thi và tách biệt khỏi bối cảnh − đó là lý do
những ai học giỏi ở trường lại không giỏi xoay sở như những tay lang bạt
trên đường phố. Nếu mọi người đôi khi có vẻ không nhất quán như được
thể hiện trong nhiều “trò đố”, đó thường là vì bản thân kỳ thi có gì đó
không ổn. Dan Goldstein gọi vấn đề này là “sự mất hiệu lực sinh thái”.