KHI NÀO CƯỚP NHÀ BĂNG - Trang 35

TRẢ THÊM LƯƠNG CHO CHÍNH TRỊ GIA CÓ GIÚP THU

HÚT NHỮNG CHÍNH TRỊ GIA GIỎI HƠN KHÔNG?

(SJD).
Mỗi khi bạn nhìn vào một hệ thống chính trị và thấy nó không đạt yêu

cầu, trong đầu bạn sẽ xuất hiện một ý nghĩ khó cưỡng: có lẽ chúng ta có
những chính trị gia dưới chuẩn bởi công việc này đơn giản là không hấp
dẫn đúng người. Và do đó, nếu mạnh tay tăng lương cho các chính trị gia,
chúng ta sẽ thu hút được một lớp chính trị gia giỏi giang hơn.

Đây là lý lẽ không được nhiều người ủng hộ vì nhiều lý do, một trong số

đó là chính các chính trị gia mới là người phải đi vận động tăng lương cho
mình và điều này không khả thi về mặt chính trị (đặc biệt ở những nền kinh
tế còn nghèo). Bạn có thể hình dung ra các tít trên báo sẽ được giật thế nào
rồi chứ?

Nhưng ý tưởng đó hấp dẫn, đúng không? Bằng cách tăng lương cho các

quan chức dân bầu và các quan chức khác trong chính phủ, bạn sẽ (a) cho
thấy được tầm quan trọng thực sự của công việc; (b) thu hút được mẫu
người tài năng, mà nếu không sẽ bước chân vào những lĩnh vực khác, được
trả lương hậu hĩnh hơn; (c) cho phép các chính trị gia tập trung hơn vào
nhiệm vụ mà họ đang nắm giữ, thay vì phải lo lắng về thu nhập của mình
và (d) khiến các chính trị gia có đủ sức chống chịu trước ảnh hưởng của
những món lợi tài chính.

Một số nước đã áp dụng chính sách trả lương cao cho quan chức chính

phủ − chẳng hạn như Singapore. Thông tin trên Wikipedia cho biết:

Các bộ trưởng ở Singapore là những chính trị gia được trả lương

cao nhất thế giới. Năm 2007, họ được tăng 60% lương, do đó lương
của Thủ tướng Lý Hiển Long tăng lên 3,1 triệu đô-la Singapore, cao
gấp năm lần mức lương 400 nghìn đô-la Mỹ của Tổng thống Barack
Obama. Mặc dù người dân đất nước này lên tiếng phản đối cho rằng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.