kể tỷ lệ chấp nhận, nhưng mức lương cao sẽ giúp khép lại khoảng cách
tuyển dụng ở những thành phố có mức sống kém hơn.
Tôi không hẳn cho rằng việc tăng lương cho các quan chức chính phủ
Mỹ sẽ cải thiện được hệ thống chính trị của đất nước. Nhưng nếu việc để
lương giáo viên thấp hơn mức mà một người có năng lực tương đương có
thể kiếm được ở lĩnh vực khác là ý tưởng tồi, thì có thể cũng tệ chẳng kém
nếu cứ mong chờ rằng sẽ có đủ chính trị gia và công bộc giỏi đảm nhận
những công việc này trong khi họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn khi làm
công việc khác.
Còn có một ý tưởng cấp tiến hơn nữa mà tôi đã suy nghĩ suốt một thời
gian dài. Sẽ thế nào nếu chúng ta tạo động cơ cho chính trị gia bằng những
khoản lương hậu hĩnh nếu công việc họ làm tại nhiệm sở thực sự có ích cho
xã hội?
Một vấn đề lớn của chính trị là động cơ của chính trị gia thường không
ăn nhập với động cơ của cử tri. Các cử tri muốn chính trị gia giải quyết
những vấn đề đau đầu, dài hơi: giao thông, y tế, giáo dục, phát triển kinh tế,
các vấn đề địa chính trị... Trong khi đó, chính trị gia lại có động cơ mạnh
mẽ để hành động vì lợi ích riêng (được bầu, vận động được tiền, củng cố
quyền lực...), những mối quan tâm mà hầu hết đều có kết quả ngắn hạn. Vì
vậy, dù chúng ta không thích cách các chính trị gia hành động, song họ chỉ
đơn giản là đang đáp lại các động cơ mà hệ thống bày ra cho mình.
Nhưng sẽ thế nào nếu thay vì trả cho chính trị gia một mức lương lẹt đẹt,
từ đó khuyến khích họ lợi dụng thời gian ngồi ở nhiệm sở để thâu tóm
những lợi ích cá nhân có thể đi ngược lại lợi ích tập thể, chúng ta tạo động
cơ để họ làm việc chăm chỉ vì lợi ích tập thể?
Tôi sẽ làm việc này như thế nào? Bằng cách cho các chính trị gia những
tùy chọn theo kiểu “tùy chọn cổ phiếu”. Nếu một quan chức dân bầu hoặc
được chỉ định làm một dự án nhiều năm và dự án mang lại những kết quả
tốt cho cộng đồng, ngành giáo dục hay ngành giao thông, hãy viết cho họ
một tấm séc hậu hĩnh sau 5 hoặc 10 năm, khi những kết quả này được